Hiển thị các bài đăng có nhãn #alzheimer. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn #alzheimer. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Thảm họa thế kỷ sức khỏe - thực trạng biểu hiện Suy giảm trí nhớ

Sa sút trí tuệ đang là thảm họa đối với người cao tuổi và gây hậu quả nặng nề về mọi mặt cho bệnh nhân, gia đình và xã hội, làm giảm chất lượng cuộc sống. Theo một dự báo đến năm 2030, số người mắc sa sút trí tuệ có thể lên đến 65,7 triệu người.
PGS – TS Nguyễn Thi Hùng, Phó chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM cho biết, sa sút trí tuệ (còn gọi là chứng mất trí) là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức, dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống hàng ngày và làm người bệnh “chết mòn”. 1/3 số người trẻ mắc sa sút trí tuệ là ở thể Alzheimer (con số này là 2/3 đối với người cao tuổi).

Các biểu hiện của sa sút trí tuệ
Bệnh giảm trí nhớ ở người già bắt đầu từ những dấu hiệu cụ thể sau:
Mất trí nhớ gần: Người bệnh thường quên những sự việc vừa mới xảy ra và không nhớ lại được, cũng có thể quên ngay những điều vừa mới nghe hoặc những điều vừa mới dự định làm. 
Rối loạn định hướng: Người bệnh thường lạc đường, không nhớ được cách họ đi đến một nơi chốn cụ thể và quên cách để trở về nhà.
Khó khăn thực hiện các công việc quen thuộc: Lệ thuốc vào sự giúp đỡ của gia đình trong các công việc, sinh hoạt. Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng, người bệnh không biết cách ăn uống, vệ sinh cá nhân… 
Gặp vấn đề về ngôn ngữ: Quên những từ đơn giản hoặc dùng từ không đúng, khó khăn trong việc diễn đạt, rối loạn phát âm như nói lắp, nói khó…
Tư duy tụt dốc: Người bệnh có thể không nhận ra được các con số hoặc không thực hiện được các phép tính đơn giản. Khả năng điều hành và sắp xếp công việc cũng bị giảm sút, khả năng đánh giá vấn đề suy giảm. 
Thay đổi khí sắc: Cùng với tình trạng quên tiến triển nặng, người bệnh thường âu lo, buồn phiền, giận dữ, dễ kích động, nghi ngờ hoặc sợ sệt, mất tự chủ…

[​IMG]
Nhận biết sớm các nguy cơ sa sút trí tuệ là một bước quan trọng để phòng ngừa và làm chậm quá trình này.

Không chỉ vậy bệnh đãng trí ở người trẻ cũng đang diễn ra ở mức đáng báo động 
Gốc tự do – nguồn gốc dẫn tới sa sút trí tuệ
Gần đây, gốc tự do được nhìn nhận là nguồn gốc dẫn đến sa sút trí tuệ. Gốc tự do làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh, khiến liên kết giữa các tế bào này với nhau bị giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, từ đó các chức năng não dần rối loạn, gây suy giảm trí nhớ.
PGS-TS Nguyễn Thi Hùng cho biết, suy giảm trí nhớ là một triệu chứng đặc trưng, sớm, điển hình và nổi bật của sa sút trí tuệ. 50% số người bị suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ 3 năm sau đó. Tuy nhiên, các biểu hiện của suy giảm trí nhớ thường âm thầm nên ít người để ý. Đáng lưu ý, các yếu tố của xã hội công nghiệp như, ít vận động thể lực, lạm dụng thức ăn nhanh, ô nhiễm môi trường… càng làm gia tăng đội quân gốc tự do. Bên cạnh đó, từ 25 tuổi trở lên, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào não bị hủy diệt mà không có sự sản sinh thêm ảnh hưởng rất lớn đến trí nhớ.

Chống gốc tự do giúp trí nhớ bền bỉ
Đối phó với nguy cơ dẫn tới sa sút trí tuệ từ suy giảm trí nhớ, PGS-TS Thi Hùng cho rằng, mỗi người cần có chiến lược cải thiện trí nhớ từ sớm.
Thường xuyên duy trì hoạt động ghi nhớ, tư duy của não sẽ giúp ích rất nhiều trong việc duy trì trí não minh mẫn. Sống có trật tự và sắp xếp công việc rõ ràng, hạn chế stress; dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn; không lạm dụng rượu bia, chất kích thích, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, thực phẩm hợp lý nhằm ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh.
Mặt khác, phải đẩy lùi nguy cơ gốc tự do. Các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy, hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene có trong tinh chất thiên nhiên từ Blueberry (xuất xứ Bắc Mỹ) có thể làm vô hiệu hóa và tiêu diệt các gốc tự do, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh nhờ đó giúp quá trình ghi nhớ tốt, ngăn chặn và làm chậm quá trình sa sút trí tuệ. Nhờ những hiệu quả mang lại cho sức khỏe, đặc biệt là não bộ, Blueberry đã được giới khoa học mệnh danh là Brainberry – trái cây của não.

[​IMG]
Hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene có trong tinh chất Blueberry giúp chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh để duy trì trí nhớ bền bỉ, minh mẫn

Nguồn: http://otiv.com.vn/suy-giam-tri-nho/benh-azheimer-ngay-cang-tre-hoa-942.html

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

TÌNH HUỐNG KHÓ ĐỠ CỦA NHỮNG TRỢ LÝ HAY QUÊN

Trường hợp 1: Nữ, 25 tuổi, Trợ lý CEO. 

Bạn chia sẻ: “Trong khoảng 2 tháng nay, tôi cứ hay quên các việc lặt vặt như bấm giấy xong không biết để đồ bấm ở đâu, hợp đồng trình sếp cứ sợ quên chưa ký nháy... luôn có cảm giác không chắc mình đã làm việc đó chưa, cứ phải coi đi coi lại 2, 3 lần. Sau nhiều lần quên tài liệu, lịch họp giao ban…, đến chính sếp còn gắt lên: “Cô là trợ lý của tôi hay tôi là trợ lý của cô mà tôi cứ phải nhắc hoài các việc cỏn con này.
Trầm trọng nhất là trong cuộc họp với khách hàng gần đây, dù đã được sếp nhắc là cần in file thuyết trình để phát ra trong cuộc họp nhưng mãi đến khi cuộc họp bắt đầu, tôi mới sực nhớ ra rồi quýnh quáng đi photo. 
Sự cố này khiến tôi bị khiển trách rất nặng nề vì để mất một hợp đồng rất lớn của công ty, từ chức trợ lý giám đốc CEO, tôi bị hạ bậc lương và chuyển sang vị trí trợ lý Giám đốc một bộ phận trong công ty".

Trường hợp 2: Nam 30 tuổi, Trợ lý TGĐ một  tập đoàn lớn. Sếp là một người nước ngoài.

Bạn chia sẻ: “Triệu chứng trí nhớ kém xuất hiện với tôi gần đây. Trong chuyến công tác đi Mỹ của sếp vào năm ngoái, giờ bay là vào giác tối 2h. Nhưng tôi lại quên, cứ ngỡ là 2h trưa. Trưa hôm đó ra sân bay, nhìn lại vé mới tá hỏa nhưng hỡi ôi... Đến tận giờ, ba chữ “You’re fired” (Anh bị đuổi việc) của sếp vẫn còn văng vẳng bên tai tôi dù tôi đã rời công ty và không còn làm công việc trợ lý nữa…”  
Hình ảnh Hậu quả nhớ đời của những trợ lý hay quên
Chứng hay quên ngày càng phổ biển, làm ảnh hưởng hiệu quả công việc của không ít người
Theo các bác sĩ, những trường hợp hay quên như trên đang ngày càng phổ biến và đó là những biểu hiện thường gặp của bệnh đãng trí ở người trẻ. PGS-TS Nguyễn Thi Hùng, Phó chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM cho biết, các biểu hiện của suy giảm trí nhớ thường âm thầm nên ít người để ý. Đáng lưu ý, các yếu tố của xã hội công nghiệp như, ít vận động thể lực, lạm dụng thức ăn nhanh, ô nhiễm môi trường… càng làm gia tăng các gốc tự do. 
Gốc tự do được xác định là nguồn gốc dẫn đến suy giảm trí nhớ. Chúng làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh, khiến liên kết giữa các tế bào này với nhau bị giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, từ đó các chức năng não dần rối loạn, gây suy giảm trí nhớ.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2050 số người mắc suy giảm trí nhớ có thể lên tới 1 tỷ người. Trước đây suy giảm giảm trí nhớ được xem là bệnh ở người già nhưng nay bệnh đang dần trẻ hóa. Kể cả những người ở độ tuổi 20 cũng có những triệu chứng suy giảm trí nhớ. Ở nước ta, theo đánh giá của các chuyên gia tâm thần kinh, hiện có khoảng 20 – 30% người trẻ đến khám về vấn đề trí nhớ tại các cơ sở y tế.
Theo báo cáo của Hội Thần kinh học Việt Nam, các đối tượng có nguy cơ cao bị suy giảm trí nhớ hiện nay bao gồm nhân viên văn phòng, phụ nữ sau sinh, học sinh – sinh viên…
Phương pháp hạn chế tự nhiên
Trước tình trạng suy giảm trí nhớ đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt phổ biến ở giới văn phòng, các chuyên gia khuyến cáo trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người cần chủ động thay đổi lối sống để phòng ngừa suy giảm trí nhớ từ sớm, cụ thể:
Sống có trật tự và sắp xếp công việc rõ ràng, hạn chế stress
Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn; ngủ đủ 7-8 tiếng ngày, duy trì thói quen tập thể dục 30 phút ngày với các môn thể thao yêu thích
Không lạm dụng rượu bia, chất kích thích, xây dựng chế độ dinh dưỡng, thực phẩm hợp lý nhằm ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh.
Bên cạnh xây dựng thói quen sống khoa học, PGS-TS Thi Hùng nhấn mạnh, mỗi người cũng rất cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho não bộ để kiểm soát gốc tự do, bởi theo tuổi tác khả năng chống gốc tự do của cơ thể sẽ ngày càng suy giảm. Việc chọn lựa thuốc tăng cường trí nhớ cần hết sức cẩn trọng.
Nguy hiểm hơn, những người có triệu chứng suy giảm trí nhớ có nguy cơ cao dễ mắc bệnh alzheimer - một căn bệnh xuất hiện ở người già, nhưng ngày nay đã không còn xa lạ với người trẻ.
Xem clip giải pháp chống gốc tự do từ thiên nhiên theo nghiên cứu của Đại học Montreal, Canada và Đại học Cincinnati, Hoa Kỳ: