Hiển thị các bài đăng có nhãn khó ngủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khó ngủ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Ảnh hưởng CẠN LỜI từ thuốc lá đến giấc ngủ của chúng ta

Người hút thuốc có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao hơn 2,5 lần so với người bình thường. Hút thuốc làm thay đổi nhịp đồng hồ sinh học, tác nhân phá hỏng giấc ngủ ngon. Mà mất ngủ có tác hại như thế nào đến sức khỏe, chúng ta ai cũng đã lường trước được.

Các nhà khoa học đã chứng minh thuốc lá là tác nhân phát triển một số bệnh ung thư, tim mạch, nhiễm trùng và trầm cảm. Quá trình hút thuốc sẽ làm các hóa chất độc hại và kim loại nặng xâm nhập, phá hoại cơ thể theo thời gian. Nicotin trong thuốc lá còn gây rối loạn giấc ngủ hàng ngày.
Tham khảo các hệ lụy của việc mất ngủ cũng phần nào giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ. Bên cạnh đó Thuốc lá là nguy cơ ảnh hưởng cực xấu đến giấc ngủ qua những hậu quả nghiêm trọng sau:
Hút thuốc lá làm thay đổi đồng hồ sinh học
Thuốc lá không chỉ có hậu quả lâu dài mà còn có ảnh hưởng tức thời đến cuộc sông chúng ta 

Nghiên cứu tại Đại học Y khoa Rochester cho thấy, hút thuốc lá làm thay đổi nhịp đồng hồ sinh học, là tác nhân phá hỏng giấc ngủ ngon. Tiếp xúc với khói thuốc càng nhiều, đồng hồ sinh học tự nhiên càng thay đổi tồi tệ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra thuốc lá làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu và những rối loạn tâm lý khác.

Tăng nguy cơ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn 2,5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do các chất kích thích làm sưng các cơ, mô ở mũi và cổ họng gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

Tỉnh giấc nhiều hơn trong đêm

Các nhà khoa học tại Đại học Jonhs Hopkins đã tiến hành nghiên cứu giấc ngủ của 40 người thường xuyên hút thuốc và 40 người không hút thuốc. Kết quả cho thấy, 22,5% trong nhóm người hút thuốc không ngủ yên trong đêm, trong khi ở nhóm không hút thuốc chỉ là 5%. Kết quả theo dõi bằng máy đo điện não cũng cho thấy những người không hút thuốc sẽ có được giấc ngủ sâu hơn.

Mệt mỏi hơn vào buổi sáng

Nicotin là chất kích thích tương tự như caffein, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ nếu sử dụng nhiều hoặc sát đến giờ đi ngủ. Theo nghiên cứu tại trường Đại học Frolida năm 2013, nicotin sẽ làm phá vỡ chu kỳ giấc ngủ và những người hút thuốc phải mất một khoảng thời gian dài hơn để chìm vào giấc ngủ. Người hút thuốc cũng sẽ thức dậy sớm hơn vì thèm thuốc, việc này khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Thường xuyên bị mất ngủ

Theo các nghiên cứu, khó ngủ có thể do các yếu tố về sức khỏe, tinh thần và những thói quen sống không lành mạnh gây ra. Nicotin là một chất kích thích mạnh cho nên người hút thuốc lá rất dễ bị mất ngủ nếu hút thường xuyên và sát giờ đi ngủ. Theo một nghiên cứu khác, phụ nữ ở tuổi trung niên khi hút thuốc sẽ có nguy cơ thường xuyên bị mất ngủ cao hơn.

Một khi đã hút thuốc, giấc ngủ sẽ không bao giờ ổn định như trước nữa

Chấm dứt thói quen hút thuốc sẽ nhận thấy những khôi phục kỳ diệu trong chất lượng giấc ngủ. Với nhiều những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tốt nhất đừng bao giờ sử dụng thuốc lá.
Theo VnExpress

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Thói quen tôt để có 1 đêm ngon giấc

Nếu bạn cảm thấy khó ngủ ban đêm và mệt mỏi mỗi khi thức dậy vào sáng hôm sau, hãy học cách từ bỏ những thói quen không tốt và điều chỉnh giấc ngủ của mình, tặng độc giả vài câu thơ sưu tầm thư giãn

Muốn cho có giấc ngủ ngon/
Xin được góp ý bà con thế này/
---
Ăn uống ở mức bình thường/
Rèn luyện thân thể, tăng cường bắp cơ/
Nghĩ đến điều tốt từng giờ/
Nếu thấy căng thẳng,… làm thơ hết liền/
Ăn được, ngủ được là tiên/
Không ăn, không ngủ mất tiền thêm lo! 
Buổi tối là khoảng thời gian rất quan trọng để chuẩn bị cho giấc ngủ ngon. Bạn phải để tâm trí hoàn toàn thư giãn và quên đi những lo toan trong cuộc sống. 9 việc sau đây sẽ giúp bạn chống mất ngủ hiệu quả

1. Thay đổi thói quen ngủ dần dần
Thói quen ngủ không thể thay đổi ngay lập tức mà bạn hãy cố gắng thay đổi mỗi lần 15 phút. Bạn hãy để cơ thể có thời gian làm quen dần dần với thói quen ngủ mới. Mỗi ngày bạn hãy đi ngủ sớm hơn 15 phút cho đến khi bạn bạn đạt mục tiêu.
2. Bữa ăn nhẹ nhàng
Bạn không nên ăn quá no vào bữa tối để tránh rơi vào tình trạng khó ngủ. Hoặc thậm chí bạn có thể cảm thấy khó thức giấc vào sáng hôm sau. Hãy ăn bữa tối khoảng 4 – 5 tiếng trước khi đi ngủ và một bữa tối gọn nhẹ.
3. Hãy kiên nhẫn
Để trở thành thói quen, bạn cần kiên nhẫn tuân thủ thời gian biểu đã đặt ra trong một khoảng thời gian nhất định và liên tục. Nếu bạn đặt mục tiêu thức dậy vào 6 giờ mỗi sáng thì hãy thực hiện điều đó ngay cả vào cuối tuần để cơ thể nhanh chóng thích nghi với điều đó.

Xem ngay tác động khó đỡ của chứng mất ngủ
4. Tránh căn phòng quá sáng vào ban đêm
Bạn nên giữ cho căn phòng tối vào ban đêm và không bị quá sáng vào ban ngày để dễ đi vào giấc ngủ hơn và không bị mệt khi tỉnh dậy. Đồng hồ sinh học trong cơ thể cũng bị tác động bởi ánh sáng và bóng tối, vì vậy, hãy nhớ đóng cửa, kéo rèm, tắt đèn khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon mỗi đêm.
5. Tỉnh dậy nếu bạn không thể ngủ

Thay vì nằm trằn trọc suốt cả đêm, nếu không thể ngủ được thì bạn nên thức dậy. Hãy tranh thủ thời gian này để làm những việc còn bỏ dở mà ban ngày bạn chưa thể hoàn thành hoặc chưa có thời gian thực hiện. Bạn sẽ thấy rất mệt sau khi làm việc gì đó và nhanh chóng rơi vào cảm giác buồn ngủ.
6. Không tắt chuông báo thức
Chỉ cần nấn ná thêm 5 – 10 phút trên giường sẽ dẫn thành 20 – 30 phút và bạn sẽ bắt đầu một ngày muộn. Vì vậy, hãy đặt báo thức đúng giờ bạn cần dậy và tránh tắt chuông báo thức sau đó.
7. Nghỉ ngơi thư giãn trước khi ngủ
Bạn hãy tránh uống cà phê trước khi đi ngủ và tập thể dục trước khi đi ngủ ít nhất 5 tiếng để có một giấc ngủ ngon. Trong vòng 1 tiếng trước khi ngủ, hãy để tâm trí thư giãn, nghỉ ngơi và gạt bỏ mọi lo lắng. Bạn không nên suy nghĩ căng thẳng hoặc chơi điện tử, nghe nhạc hay lướt web bởi những hoạt động này sẽ khiến giấc ngủ của bạn sẽ không đến dễ dàng.
8.Tắt điện thoại

Điện thoại là "cuộc sống" của bạn, nhưng phải tránh xa chúng khi lên giường. Không nên chat hay đọc tin tức trước khi đi ngủ mà hãy để chế độ im lặng hoặc tắt máy, để đầu óc hoàn toàn thoải mái, như vậy bạn sẽ có giấc ngủ ngon hơn.
9. Tắm
Hãy tập thói quen này trước khi đi ngủ, bởi vì nước nóng có thể giúp các giác quan của bạn thư giãn hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tắm nước nóng giúp giảm căng thẳng. Do đó trước khi lên giường hãy tắm trong vòng 5 phút, sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Ánh sáng chi phối cảm xúc của con người như thế nào???

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH Toronto Scarborough (Canada) chỉ ra rằng lượng ánh sáng dịu nhẹ sẽ giúp ta chi phối cảm xúc tốt, đưa ra quyết định hợp lý, sáng suốt hơn.
Hai nhà nghiên cứu Alison Jing Xu và Aparna Labroo đã tiến hành một loạt các nghiên cứu để kiểm tra nghịch lý bất thường của ánh sáng và cảm xúc con người. Ánh sáng dịu nhẹ làm giảm cường độ cảm xúc, cho phép bạn có "chiếc đầu lạnh" khi phải đưa ra những sự lựa chọn khó khăn.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra, mọi người cảm thấy lạc quan hơn vào ngày nắng và hay bị rối loạn cảm xúc trong những ngày ảm đạm. Nhưng giáo sư Xu cho biết: "Chúng tôi thấy rằng vào những ngày nắng, mọi người còn dễ bị trầm cảm hơn".
Để có được nhận định này, các chuyên gia tiến hành khảo sát các tình nguyện viên và yêu cầu họ đánh giá một loạt các sự vật, vị ngọt của nước sốt, hương vị của hai loại nước trái cây hay đo độ nóng giận trước mỗi tình huống... trong hai điều kiện ánh sáng khác nhau.


Các chuyên gia nhận thấy, cảm xúc của những tình nguyện viên thường tăng cao hơn với cường độ ánh sáng mạnh, vì vậy họ sẽ cảm thấy nước sốt đậm hơn, nhân vật trong bộ phim hấp dẫn hơn...  
Giáo sư Xu tin rằng, hiệu ứng ánh sáng có thể tác động đến mức độ tình cảm, gây ra nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Cô nói thêm: "Lượng ánh sáng quá nhiều sẽ tác động đến phản ứng cũng như chi phối cảm xúc của chúng ta. Do đó, với cường độ ánh sáng vừa phải, dịu nhẹ sẽ giúp mọi người đưa ra những quyết định hợp lý hơn, cũng như giải quyết các cuộc đàm phán dễ dàng hơn".  
Ngoài ra ánh sáng còn giúp con người giảm đau. Các nhà khoa học của bộ phận Bio-X thuộc Đại học Stanford (Mỹ) đã dùng liệu pháp gen để tác động đến loài chuột, nhờ vậy có thể dùng ánh sáng chiếu lên chân của chuột làm thay đổi độ nhạy của cơn đau.
Ứng dụng này thuộc kỹ thuật điều biến thần kinh có tên gọi optogenetics. Bắt đầu bằng cách chèn các protein nhạy cảm ánh sáng gọi là opsin vào các dây thần kinh của những con chuột. Các nhà nghiên cứu nhận thấy khi tiếp xúc với các cấp độ và màu sắc khác nhau thì chuột rất nhạy cảm với cơn đau theo chiều tăng hoặc giảm.
Các nhà khoa học tin rằng, nghiên cứu này sẽ giúp hiểu biết sâu sắc hơn về cách chịu đựng cơn đau của từng cá thể và cuối cùng sẽ dùng ánh sáng để điều trị cho con người, đặc biệt là những bệnh nhân suy nhược và mắc bệnh đau mãn tính.
Tạp chí Gizmag dẫn lời Giáo sư Linda Porter của Đại học Stanford cho biết, cách tiếp cận này cho thấy tiềm năng rất lớn để giúp cho hàng triệu bệnh nhân bị đau dai dẳng do tổn thương thần kinh.

Những triệu chứng dễ mắc phải của tổn thương thần kinh mà chúng ta dễ mắc phải như đau đầu, suy giảm trí nhớ, và thường dẫn đến chứng khó ngủ. Các cơn đau tái phát là nguyên căn khiến não bộ thật sự "lao lực" rơi vào trạng thái khó kiểm soát. Xem thêm thức khuya có hại gì

Theo Otiv