Hiển thị các bài đăng có nhãn #cải thiện trí nhớ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn #cải thiện trí nhớ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Thảm họa thế kỷ sức khỏe - thực trạng biểu hiện Suy giảm trí nhớ

Sa sút trí tuệ đang là thảm họa đối với người cao tuổi và gây hậu quả nặng nề về mọi mặt cho bệnh nhân, gia đình và xã hội, làm giảm chất lượng cuộc sống. Theo một dự báo đến năm 2030, số người mắc sa sút trí tuệ có thể lên đến 65,7 triệu người.
PGS – TS Nguyễn Thi Hùng, Phó chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM cho biết, sa sút trí tuệ (còn gọi là chứng mất trí) là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức, dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống hàng ngày và làm người bệnh “chết mòn”. 1/3 số người trẻ mắc sa sút trí tuệ là ở thể Alzheimer (con số này là 2/3 đối với người cao tuổi).

Các biểu hiện của sa sút trí tuệ
Bệnh giảm trí nhớ ở người già bắt đầu từ những dấu hiệu cụ thể sau:
Mất trí nhớ gần: Người bệnh thường quên những sự việc vừa mới xảy ra và không nhớ lại được, cũng có thể quên ngay những điều vừa mới nghe hoặc những điều vừa mới dự định làm. 
Rối loạn định hướng: Người bệnh thường lạc đường, không nhớ được cách họ đi đến một nơi chốn cụ thể và quên cách để trở về nhà.
Khó khăn thực hiện các công việc quen thuộc: Lệ thuốc vào sự giúp đỡ của gia đình trong các công việc, sinh hoạt. Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng, người bệnh không biết cách ăn uống, vệ sinh cá nhân… 
Gặp vấn đề về ngôn ngữ: Quên những từ đơn giản hoặc dùng từ không đúng, khó khăn trong việc diễn đạt, rối loạn phát âm như nói lắp, nói khó…
Tư duy tụt dốc: Người bệnh có thể không nhận ra được các con số hoặc không thực hiện được các phép tính đơn giản. Khả năng điều hành và sắp xếp công việc cũng bị giảm sút, khả năng đánh giá vấn đề suy giảm. 
Thay đổi khí sắc: Cùng với tình trạng quên tiến triển nặng, người bệnh thường âu lo, buồn phiền, giận dữ, dễ kích động, nghi ngờ hoặc sợ sệt, mất tự chủ…

[​IMG]
Nhận biết sớm các nguy cơ sa sút trí tuệ là một bước quan trọng để phòng ngừa và làm chậm quá trình này.

Không chỉ vậy bệnh đãng trí ở người trẻ cũng đang diễn ra ở mức đáng báo động 
Gốc tự do – nguồn gốc dẫn tới sa sút trí tuệ
Gần đây, gốc tự do được nhìn nhận là nguồn gốc dẫn đến sa sút trí tuệ. Gốc tự do làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh, khiến liên kết giữa các tế bào này với nhau bị giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, từ đó các chức năng não dần rối loạn, gây suy giảm trí nhớ.
PGS-TS Nguyễn Thi Hùng cho biết, suy giảm trí nhớ là một triệu chứng đặc trưng, sớm, điển hình và nổi bật của sa sút trí tuệ. 50% số người bị suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ 3 năm sau đó. Tuy nhiên, các biểu hiện của suy giảm trí nhớ thường âm thầm nên ít người để ý. Đáng lưu ý, các yếu tố của xã hội công nghiệp như, ít vận động thể lực, lạm dụng thức ăn nhanh, ô nhiễm môi trường… càng làm gia tăng đội quân gốc tự do. Bên cạnh đó, từ 25 tuổi trở lên, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào não bị hủy diệt mà không có sự sản sinh thêm ảnh hưởng rất lớn đến trí nhớ.

Chống gốc tự do giúp trí nhớ bền bỉ
Đối phó với nguy cơ dẫn tới sa sút trí tuệ từ suy giảm trí nhớ, PGS-TS Thi Hùng cho rằng, mỗi người cần có chiến lược cải thiện trí nhớ từ sớm.
Thường xuyên duy trì hoạt động ghi nhớ, tư duy của não sẽ giúp ích rất nhiều trong việc duy trì trí não minh mẫn. Sống có trật tự và sắp xếp công việc rõ ràng, hạn chế stress; dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn; không lạm dụng rượu bia, chất kích thích, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, thực phẩm hợp lý nhằm ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh.
Mặt khác, phải đẩy lùi nguy cơ gốc tự do. Các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy, hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene có trong tinh chất thiên nhiên từ Blueberry (xuất xứ Bắc Mỹ) có thể làm vô hiệu hóa và tiêu diệt các gốc tự do, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh nhờ đó giúp quá trình ghi nhớ tốt, ngăn chặn và làm chậm quá trình sa sút trí tuệ. Nhờ những hiệu quả mang lại cho sức khỏe, đặc biệt là não bộ, Blueberry đã được giới khoa học mệnh danh là Brainberry – trái cây của não.

[​IMG]
Hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene có trong tinh chất Blueberry giúp chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh để duy trì trí nhớ bền bỉ, minh mẫn

Nguồn: http://otiv.com.vn/suy-giam-tri-nho/benh-azheimer-ngay-cang-tre-hoa-942.html