Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Ảnh hưởng CẠN LỜI từ thuốc lá đến giấc ngủ của chúng ta

Người hút thuốc có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao hơn 2,5 lần so với người bình thường. Hút thuốc làm thay đổi nhịp đồng hồ sinh học, tác nhân phá hỏng giấc ngủ ngon. Mà mất ngủ có tác hại như thế nào đến sức khỏe, chúng ta ai cũng đã lường trước được.

Các nhà khoa học đã chứng minh thuốc lá là tác nhân phát triển một số bệnh ung thư, tim mạch, nhiễm trùng và trầm cảm. Quá trình hút thuốc sẽ làm các hóa chất độc hại và kim loại nặng xâm nhập, phá hoại cơ thể theo thời gian. Nicotin trong thuốc lá còn gây rối loạn giấc ngủ hàng ngày.
Tham khảo các hệ lụy của việc mất ngủ cũng phần nào giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ. Bên cạnh đó Thuốc lá là nguy cơ ảnh hưởng cực xấu đến giấc ngủ qua những hậu quả nghiêm trọng sau:
Hút thuốc lá làm thay đổi đồng hồ sinh học
Thuốc lá không chỉ có hậu quả lâu dài mà còn có ảnh hưởng tức thời đến cuộc sông chúng ta 

Nghiên cứu tại Đại học Y khoa Rochester cho thấy, hút thuốc lá làm thay đổi nhịp đồng hồ sinh học, là tác nhân phá hỏng giấc ngủ ngon. Tiếp xúc với khói thuốc càng nhiều, đồng hồ sinh học tự nhiên càng thay đổi tồi tệ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra thuốc lá làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu và những rối loạn tâm lý khác.

Tăng nguy cơ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn 2,5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do các chất kích thích làm sưng các cơ, mô ở mũi và cổ họng gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

Tỉnh giấc nhiều hơn trong đêm

Các nhà khoa học tại Đại học Jonhs Hopkins đã tiến hành nghiên cứu giấc ngủ của 40 người thường xuyên hút thuốc và 40 người không hút thuốc. Kết quả cho thấy, 22,5% trong nhóm người hút thuốc không ngủ yên trong đêm, trong khi ở nhóm không hút thuốc chỉ là 5%. Kết quả theo dõi bằng máy đo điện não cũng cho thấy những người không hút thuốc sẽ có được giấc ngủ sâu hơn.

Mệt mỏi hơn vào buổi sáng

Nicotin là chất kích thích tương tự như caffein, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ nếu sử dụng nhiều hoặc sát đến giờ đi ngủ. Theo nghiên cứu tại trường Đại học Frolida năm 2013, nicotin sẽ làm phá vỡ chu kỳ giấc ngủ và những người hút thuốc phải mất một khoảng thời gian dài hơn để chìm vào giấc ngủ. Người hút thuốc cũng sẽ thức dậy sớm hơn vì thèm thuốc, việc này khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Thường xuyên bị mất ngủ

Theo các nghiên cứu, khó ngủ có thể do các yếu tố về sức khỏe, tinh thần và những thói quen sống không lành mạnh gây ra. Nicotin là một chất kích thích mạnh cho nên người hút thuốc lá rất dễ bị mất ngủ nếu hút thường xuyên và sát giờ đi ngủ. Theo một nghiên cứu khác, phụ nữ ở tuổi trung niên khi hút thuốc sẽ có nguy cơ thường xuyên bị mất ngủ cao hơn.

Một khi đã hút thuốc, giấc ngủ sẽ không bao giờ ổn định như trước nữa

Chấm dứt thói quen hút thuốc sẽ nhận thấy những khôi phục kỳ diệu trong chất lượng giấc ngủ. Với nhiều những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tốt nhất đừng bao giờ sử dụng thuốc lá.
Theo VnExpress

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

16 điều bạn nên biết về giấc ngủ

Một nghiên cứu cho thấy mất đi 90 phút giấc ngủ ban đêm sẽ giảm 32% sự tỉnh táo vào ban ngày. Mất ngủ đang trở thành bệnh của thời đại mà chúng ta rất dễ mắc phải nếu lơ là chủ quan với những biểu hiện đời thường. Tầm quan trọng của giấc ngủ chắc nhiều người chưa hình dung hết được.


Sức ảnh hưởng của 1 giấc ngủ ngon

Con người sẽ chớt vì thiếu ngủ trước khi chết vì đói cơ đấy. Cũng đủ thấy giấc ngủ đóng vai trò ảnh hưởng sâu sắc thế nào đến nhịp sống của chúng ta. Vậy nên đừng để bệnh mất ngủ về đêm hành bạn mỗi ngày. Sau đây là 16 điều hay ho về giấc ngủ mà các nhà khoa học khám phá và thống kê được: 




Làm thế nào để tỉnh táo?

Bạn thấy sao nếu mất 90 phút ngủ mà giảm 32% độ tỉnh táo ban ngày làm việc và học tập. Thật không nên đánh đổi vì sự tỉnh táo giúp bạn tiếp thu, xử lý, giải quyết công việc thích hợp. Vì vậy bị mất ngủ thường xuyên có nên dùng thuốc là câu hỏi mà không ít người trong chúng ta băn khoăn nếu tình trạng khó ngủ cứ kéo dài. 

Để tránh tình trạng mất ngủ, trước hết, cần loại bỏ những áp lực, muộn phiền trong cuộc sống.
Bạn nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ; phòng ngủ luôn giữ thoáng và yên tĩnh; trước khi đi ngủ nên tắm nước ấm. Đặc biệt, bạn không nên uống cà phê, rượu bia, trà đậm đặc và các thức uống có chất kích thích khác vào buổi tối.
Để cải thiện giấc ngủ, các hoạt động thể thao rất quan trọng. Hãy lựa chọn các môn thể thao giúp ích nhiều cho giấc ngủ như đi bộ, chơi cầu lông, bơi…
Tuy nhiên, các cách trên chỉ mang tính bổ trợ cho giấc ngủ, để tìm lại giấc ngủ ngon, đúng sinh lý, cần loại bỏ gốc tự do, chăm sóc não. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy, hai hoạt chất quý Anthocyanin, Pterostilbene trong Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) chứa các có khả năng vượt qua hàng rào máu não, vừa trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch máu vừa kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Từ đó, góp phần ngăn chặn sự hình thành xơ vữa, huyết khối, giúp máu vận chuyển oxy và dưỡng chất lên não thông thoáng trơn tru. Qua đó, chức năng truyền dẫn thần kinh được phục hồi và giấc ngủ được cải thiện.
Để củng cố giấc ngủ, không chỉ ngày một ngày hai mà phải cả quá trinh- thói quen để có 1 giấc ngủ ngon là điều bạn nên rèn luyện.
Thỏ Con



Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Cách sử dụng thuốc điều trị suy giảm trí nhớ bạn cần biết

Chúng ta thường vội tìm đến những loại thuốc bổ não khi có dấu hiệu của chứng hay quên, đãng trí, trí nhớ kém… mà chưa hiểu rõ về những loại thuốc này. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu thêm những thông tin hữu ích khi chọn mua thuốc điều trị
Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích khi chọn mua thuốc điều trị suy giảm trí nhớ.

Thực hư về thuốc bổ não? 

Điều đầu tiên cần khẳng định rằng: Trí nhớ của mỗi người được quyết định bởi yếu tố bẩm sinh và quá trình rèn luyện, học tập tích lũy lâu dài kèm theo lối sống lành mạnh. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ não được quảng cáo “trên trời” về hiệu quả tăng cường trí nhớ. Tuy nhiên, thực hư tác dụng của thuốc bổ não như thế nào, hầu hết người tiêu dùng vẫn còn rất mù mờ. 

Thuốc bổ sử dụng sai cách sẽ trở thành “độc dược” 
Dùng thuốc bổ não vô tội vạ có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí gây tử vong nếu dùng quá liều.
Đáng lo ngại, việc tùy tiện sử dụng thuốc bổ, không riêng gì thuốc bổ não rất tràn lan ở mọi lứa tuổi. Đa số những người mua thuốc bổ về đều không cần qua bác sĩ khám và tư vấn. Họ dùng theo kiểu truyền miệng từ người này qua người khác vì tin rằng mọi loại thuốc bổ đều không có tác dụng phụ hay độc tố nên có thể yên tâm sử dụng. 
Theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, thuốc bổ não thường có tác dụng kích thích não khiến người dùng cảm thấy hưng phấn khi sử dụng. Nếu sử dụng liên tục và không theo chỉ định của bác sĩ thì người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc vào thuốc, dùng kéo dài sẽ gây hội chứng tâm thần, rối loạn tập trung. 
Đối với một số loại thuốc bổ thần kinh, bổ não nếu dùng lâu ngày có thể gây rối loạn hành vi, hoang tưởng, suy gan, suy thận, cơ thể bị suy kiệt.
Nhiều loại thuốc bổ, bổ sung vitamin, chất khoáng và các chất bổ khác thường ở dạng viên sủi bọt chứa ion natri. Nếu dùng loại thuốc này nhiều sẽ dẫn đến hấp thu nhiều natri, không có lợi cho sức khỏe, nhất là người đang điều trị bệnh tăng huyết áp, uống thuốc dạng sủi bọt có thể bị tăng vọt huyết áp, gây nguy hiểm.
Một số loại thuốc bổ não thổi phồng tác dụng đánh lừa người tiêu dùng. Các tác dụng phụ của thuốc “bổ não” như hạ huyết áp tạm thời, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, choáng váng, yếu mệt có thể xảy ra. Trên đường tiêu hóa có thể gặp các triệu chứng như ợ nóng, đau bụng, buồn nôn hoặc những phản ứng dị ứng ngoài da… 
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi cần sử dụng bất kỳ loại thuốc gì, cần có sự tư vấn của bác sĩ. Khi đang dùng thuốc, nếu xảy ra các phản ứng bất thường như ngứa, nổi mề đay, khó thở, hoặc cảm thấy rất khó chịu thì ngừng ngay thuốc, đến tái khám ở bác sĩ đã chỉ định thuốc để có xử trí kịp thời, tránh sự cố đáng tiếc.  

Chăm sóc não sao cho đúng?

Theo các chuyên gia, việc điều trị suy giảm trí nhớ bao gồm nhiều khía cạnh như điều trị nguyên nhân thực thể, loại bỏ yếu tố nguy cơ, điều chỉnh các vấn đề tâm lý… Bên cạnh đó, việc chăm sóc não đúng cách cũng là vấn đề  quan trọng hàng đầu giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả.
Não bộ rất cần được hoạt động đều đặn, kể cả đối với người cao tuổi; luyện khả năng ghi nhớ của não bằng các trò chơi trí tuệ hoặc đăng ký học ngoại ngữ; tham gia các hoạt động cộng đồng; biến công việc thành sở thích và cần có nghỉ ngơi phù hợp tránh để đầu óc căng thẳng. 
Ngoài ra, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp; chú ý rèn luyện thể chất; ngủ đủ giấc và tránh các thói quen có hại như sử dụng rượu bia, thuốc lá, thức khuya, làm việc quá sức.v.v…

Lối sống lành mạnh, khoa học giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả
Đặc biệt, để tăng “sức bền” cho trí nhớ, cần đẩy lùi các gốc tự do. Gốc tự do là những nguyên tử hoặc phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng được sinh ra liên tục trong quá trình trao đổi chất của tế bào hoặc hình thành do tác động của các yếu tố bên ngoài như khói bụi, ánh nắng, hóa chất, thực phẩm ô nhiễm, stress… Các nghiên cứu khoa học chuyên sâu đã xác định gốc tự do là “thủ phạm” gây suy giảm trí nhớ, mất ngủ, đau nửa đầu, đặc biệt là đột quỵ não.
Sử dụng tinh chất Blueberry có nguồn gốc thiên nhiên (xuất xứ Bắc Mỹ) đang trở thành xu hướng hiện nay. Các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy, hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry có thể làm vô hiệu hóa các gốc tự do, tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh, giúp tăng cường hoạt động não. Nhờ những hiệu quả mang lại cho sức khỏe, đặc biệt là não bộ, Blueberry đã được giới khoa học mệnh danh là Brainberry.
Đặc biệt, khi Blueberry được kết hợp với tinh chất Ginkgo Biloba sẽ giúp tăng cường lưu lượng máu lên não cung cấp oxy và các dưỡng chất cho não. Qua đó vừa tăng cường bảo vệ vừa nuôi dưỡng tế bào não để duy trì một trí nhớ bền bỉ, minh mẫn.
Lam Anh

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Thôi miên chữa mất ngủ có đúng không

Có thông tin cho rằng thôi miên giúp dẫn vào giấc ngủ để chữa mất ngủ. Nhưng sự thật thì sao??? Thực hư của cách điều trị “huyền bí” này như thế nào và có nên áp dụng hay không, Bài viết bên dưới chia sẻ những thông tin giúp bạn làm rõ thắc mắc này.
Thôi miên là gì?
Theo cách hiểu đơn giản nhất thì thuật thôi miên là một nghệ thuật có thể làm thay đổi hoặc kiểm soát trạng thái tinh thần của một người đến mức người đó phải làm theo các chỉ thị của người thôi miên. Khi một người bị thôi miên, họ sẽ bước vào một trạng thái hôn mê giống như một giấc ngủ nhưng tâm trí vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Tuy nhiên trong trạng thái này, con người sẽ trở nên thụ động và rất dễ bị điều khiển.

Thôi miên là một “thủ thuật” tâm lý đưa con người vào trạng thái gần như ngủ
Không nên tin sùng thuật thôi miên
Đã từ lâu, thôi miên được các nhà khoa học trên thế giới sử dụng để chỉnh sửa những trục trặc trong đời sống tinh thần cũng như đời sống tâm lý của bệnh nhân, giúp bệnh nhân lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Đôi khi, thôi miên có giá trị thực tiễn như giảm đau và là một phương pháp tiềm năng để kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, rất hiếm người trên thế giới trở thành thầy thôi miên giỏi.
Trong đời sống hiện tại, nhiều người gặp phải căng thẳng, áp lực nên vấn đề thôi miên chữa bệnh cũng được nhiều người quan tâm. Các nhà khoa học cũng không phủ nhận kết quả chữa bệnh bằng phương pháp thôi miên, tuy nhiên cũng khuyến cáo người bệnh rằng đây không phải là thần pháp để chữa bách bệnh nên tuyệt đối không được lạm dụng. Do đó, mọi người không nên quá tin sùng liệu pháp này trong việc điều trị bách bệnh. Thôi miên chỉ có tác dụng nhất định với từng căn bệnh và những người có cơ thể phù hợp. Người dân cũng nên cảnh giác, tránh bị kẻ gian lợi dụng thôi miên để làm những việc với mục đích xấu, gây hại cho con người và xã hội.
Chủ động phòng và điều trị mất ngủ
Theo ý kiến của Phó giáo sư – Tiến sĩ,  Bác sĩ Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM: chữa mất ngủ không phải là đưa con người  vào trạng thái ngủ mà phải làm sao để có giấc ngủ sâu và ngủ đủ, sáng dậy có tinh thần sảng khoái.  
Nhiều người đang lạm dụng thuốc chữa mất ngủ hay các cách tạo cảm giác ngủ “giả” gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe, khiến cơ thể mất cơ chế kiểm soát giấc ngủ tự nhiên.
Muốn cải thiện mất ngủ, hiệu quả cần chú trọng giải quyết nguyên nhân, can thiệp từ gốc của tình trạng này. Các nghiên cứu khoa học chuyên sâu cho thấy, căn nguyên của tình trạng mất ngủ thường do tâm lý căng thẳng, stress tăng kích thích tạo ra vô số các gốc tự do. “Độc chất” gốc tự do đặc biệt tấn công mạnh lên não gây tổn thương tế bào thần kinh và mạch máu não, khiến vùng điều khiển giấc ngủ gặp trục trặc.
Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất thành công chất chống gốc tự do từ thiên nhiên, nổi bật như Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberry sinh trưởng ở Bắc Mỹ. Nghiên cứu cho thấy, tinh chất Blueberry (có trong OTIV) có khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại trong mạch máu, làm giảm hiện tượng xơ vữa, ngăn ngừa huyết khối và cải thiện tình trạng thiếu máu não. Qua đó, chức năng truyền dẫn thần kinh được phục hồi và chất lượng giấc ngủ được cải thiện.
Bên cạnh đó, nên chuẩn bị cho giấc ngủ những điều kiện thuận lợi nhất: loại bỏ yếu tố gây căng thẳng, stress, giữ cho tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái. Người bệnh nên tìm cách giảm bớt căng thẳng trong công việc và các mối quan hệ. Hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá, cải thiện môi trường... để giảm thiểu sự tăng sinh gốc tự do – tác nhân quan trọng gây nên tình trạng benh mat ngu man tinh. Bên cạnh đó bạn cũng  nên có thói quen tốt để có 1  đêm ngon giấc.
Kỳ Anh

Hé lộ sự thật về chiện xoa bóp bấm huyệt trị mất ngủ như thế nào

Ngày xa xưa ông bà ta thường khuyên xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu khi cơ thể mệt mỏi vì là các phương thức y học cổ truyền được áp dụng từ lâu đời. Tuy nhiên, hiện nay phạm vi áp dụng của các phương pháp này trong điều trị bệnh đã hạn hẹp so với trước kia. Phần lớn nguyên nhân là do số lượng lương y được đào tạo bài bản rất ít, trong khi các cơ sở không có giấy phép lại mọc lên tràn lan. 

Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu tốt cho giấc ngủ như thế nào?

Xoa bóp, bấm huyệt được thực hiện bằng các động tác day, ấn lên huyệt da thịt gân khớp của người bệnh, nhằm đặt tới mục đích kích thích tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Các phương pháp này được áp dụng giúp phục hồi sức khỏe sau một ngày mệt nhọc, giải tỏa cơ bắp, thả lỏng toàn thân.
Thông thường, với người đang mắc chứng mất ngủ do đầu óc căng thẳng, suy nhược thần kinh, nhức mỏi cơ bắp thường tìm đến các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt để có được giấc ngủ tốt hơn.

Khi xoa bóp, bấm huyệt, lực tác dụng từ bàn tay lên phần cơ, gân sẽ kích thích các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các phản xạ thần kinh, có tác dụng thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, giảm đau, giãn cơ. Khi cơ thể bớt nhức mỏi, tinh thần thoải mái, giấc ngủ sẽ đến dễ dàng hơn.

Không lạm dụng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu

Trước khi bấm huyệt, cần tiến hành xoa bóp để cơ vùng huyệt mềm mại, tránh tình trạng làm cơ phản ứng đột ngột gây co và tổn thương cơ. Bấm huyệt trước khi châm cứu sẽ làm tăng tác dụng của châm cứu lên rất nhiều.
Việc bấm huyệt, châm cứu rất cần sự tỉ mỉ và tinh tế để lựa chọn các huyệt đạo cho đúng và có tác dụng tốt nhất. Để đảm bảo an toàn, các lương y cần thăm khám để biết rõ tình trạng bệnh nhân ra sao, mất ngủ như thế nào… mà có lựa chọn cho phù hợp. 
Tương tự như việc uống thuốc, đối với các  bệnh mất ngủ mãn tính, việc bấm huyệt, châm cứu đòi hỏi cả một lộ trình lâu dài và đều đặn. Thời gian cần thiết để đạt đến hiệu quả phụ thuộc vào tuổi, vào điều kiện thể chất, thời gian mất ngủ đã lâu chưa và vào lối sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, thực trạng đang diễn ra hiện nay là rất nhiều các cơ sở thực hiện xoa bóp, bấm huyệt mà không có giấy phép của Bộ Y Tế. Nhân viên tại các cơ sở này cũng chỉ được huấn luyện qua loa để quen tay nghề chứ không được trang bị kiến thức chuyên môn và hiểu biết về huyệt đạo. Bởi vậy có những người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng khi được bấm huyệt lại toát lạnh toàn thân, vã mồ hôi, đầu choáng, mắt hoa, tay chân run rẩy, thậm chí có thể ngừng tim, co giật và sùi bọt mép giống như bệnh động kinh. Châm cứu không đúng huyệt vị hoặc lệch vào những huyệt nguy hiểm, châm quá sâu còn có thể dẫn đến tử vong. 
Những người có tiền sử mắc các chứng bệnh như tiểu đường, đang bị chấn thương, viêm ruột thừa, đau dạ dày, thể trạng yếu được thì tuyệt đối không nên áp dụng bấm huyệt, châm cứu.

Trị tận gốc để cải thiện giấc ngủ

Trên thực tế, áp dụng xoa bóp, bấm huyệt để giảm căng thẳng, thư giãn toàn thân, giúp ngủ ngon chỉ là những biện pháp tạm thời. Đối với người mất ngủ lâu ngày, cần có biện pháp can thiệp tận nguyên nhân.

Theo PGS. TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội thần kinh học TP.HCM, các nghiên cứu gần đây cho thấy, 80% trường hợp mất ngủ là do não bộ bị thiếu máu, trong đó tác nhân chính là gốc tự do. Gốc tự do âm thầm tấn công lớp nội mạc mạch máu, thúc đẩy sự hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, làm hẹp mạch máu khiến máu vận chuyển oxy lên não bị cản trở gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, để cải thiện giấc ngủ, quan trọng nhất là cần loại bỏ gốc tự do bằng cách bổ sung hoạt chất thiên nhiên Anthocyanin và Pterostilbene được tinh chiết từ quả Blueberry sinh trưởng tại Bắc Mỹ.
Ngoài ra, cần tránh các nguyên nhân gây căng thẳng tinh thần, để cho đầu óc thảnh thơi trước khi đi ngủ. Kiêng chất kích thích như cà phê, trà đặc, thuốc lá, rượu bia...; ăn thức ăn thanh đạm, không ăn no trước khi ngủ. Nên tập các môn thể thao vừa sức hoặc  hoặc thực hành các bài tập yoga trước khi đi ngủ để giúp ngủ tôt.
Hoài Vy