Hiển thị các bài đăng có nhãn chung mat ngu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chung mat ngu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Hé lộ sự thật về chiện xoa bóp bấm huyệt trị mất ngủ như thế nào

Ngày xa xưa ông bà ta thường khuyên xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu khi cơ thể mệt mỏi vì là các phương thức y học cổ truyền được áp dụng từ lâu đời. Tuy nhiên, hiện nay phạm vi áp dụng của các phương pháp này trong điều trị bệnh đã hạn hẹp so với trước kia. Phần lớn nguyên nhân là do số lượng lương y được đào tạo bài bản rất ít, trong khi các cơ sở không có giấy phép lại mọc lên tràn lan. 

Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu tốt cho giấc ngủ như thế nào?

Xoa bóp, bấm huyệt được thực hiện bằng các động tác day, ấn lên huyệt da thịt gân khớp của người bệnh, nhằm đặt tới mục đích kích thích tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Các phương pháp này được áp dụng giúp phục hồi sức khỏe sau một ngày mệt nhọc, giải tỏa cơ bắp, thả lỏng toàn thân.
Thông thường, với người đang mắc chứng mất ngủ do đầu óc căng thẳng, suy nhược thần kinh, nhức mỏi cơ bắp thường tìm đến các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt để có được giấc ngủ tốt hơn.

Khi xoa bóp, bấm huyệt, lực tác dụng từ bàn tay lên phần cơ, gân sẽ kích thích các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các phản xạ thần kinh, có tác dụng thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, giảm đau, giãn cơ. Khi cơ thể bớt nhức mỏi, tinh thần thoải mái, giấc ngủ sẽ đến dễ dàng hơn.

Không lạm dụng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu

Trước khi bấm huyệt, cần tiến hành xoa bóp để cơ vùng huyệt mềm mại, tránh tình trạng làm cơ phản ứng đột ngột gây co và tổn thương cơ. Bấm huyệt trước khi châm cứu sẽ làm tăng tác dụng của châm cứu lên rất nhiều.
Việc bấm huyệt, châm cứu rất cần sự tỉ mỉ và tinh tế để lựa chọn các huyệt đạo cho đúng và có tác dụng tốt nhất. Để đảm bảo an toàn, các lương y cần thăm khám để biết rõ tình trạng bệnh nhân ra sao, mất ngủ như thế nào… mà có lựa chọn cho phù hợp. 
Tương tự như việc uống thuốc, đối với các  bệnh mất ngủ mãn tính, việc bấm huyệt, châm cứu đòi hỏi cả một lộ trình lâu dài và đều đặn. Thời gian cần thiết để đạt đến hiệu quả phụ thuộc vào tuổi, vào điều kiện thể chất, thời gian mất ngủ đã lâu chưa và vào lối sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, thực trạng đang diễn ra hiện nay là rất nhiều các cơ sở thực hiện xoa bóp, bấm huyệt mà không có giấy phép của Bộ Y Tế. Nhân viên tại các cơ sở này cũng chỉ được huấn luyện qua loa để quen tay nghề chứ không được trang bị kiến thức chuyên môn và hiểu biết về huyệt đạo. Bởi vậy có những người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng khi được bấm huyệt lại toát lạnh toàn thân, vã mồ hôi, đầu choáng, mắt hoa, tay chân run rẩy, thậm chí có thể ngừng tim, co giật và sùi bọt mép giống như bệnh động kinh. Châm cứu không đúng huyệt vị hoặc lệch vào những huyệt nguy hiểm, châm quá sâu còn có thể dẫn đến tử vong. 
Những người có tiền sử mắc các chứng bệnh như tiểu đường, đang bị chấn thương, viêm ruột thừa, đau dạ dày, thể trạng yếu được thì tuyệt đối không nên áp dụng bấm huyệt, châm cứu.

Trị tận gốc để cải thiện giấc ngủ

Trên thực tế, áp dụng xoa bóp, bấm huyệt để giảm căng thẳng, thư giãn toàn thân, giúp ngủ ngon chỉ là những biện pháp tạm thời. Đối với người mất ngủ lâu ngày, cần có biện pháp can thiệp tận nguyên nhân.

Theo PGS. TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội thần kinh học TP.HCM, các nghiên cứu gần đây cho thấy, 80% trường hợp mất ngủ là do não bộ bị thiếu máu, trong đó tác nhân chính là gốc tự do. Gốc tự do âm thầm tấn công lớp nội mạc mạch máu, thúc đẩy sự hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, làm hẹp mạch máu khiến máu vận chuyển oxy lên não bị cản trở gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, để cải thiện giấc ngủ, quan trọng nhất là cần loại bỏ gốc tự do bằng cách bổ sung hoạt chất thiên nhiên Anthocyanin và Pterostilbene được tinh chiết từ quả Blueberry sinh trưởng tại Bắc Mỹ.
Ngoài ra, cần tránh các nguyên nhân gây căng thẳng tinh thần, để cho đầu óc thảnh thơi trước khi đi ngủ. Kiêng chất kích thích như cà phê, trà đặc, thuốc lá, rượu bia...; ăn thức ăn thanh đạm, không ăn no trước khi ngủ. Nên tập các môn thể thao vừa sức hoặc  hoặc thực hành các bài tập yoga trước khi đi ngủ để giúp ngủ tôt.
Hoài Vy

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Mất ngủ ăn mòn sức khỏe

Giấc ngủ là hoạt động sinh lý  cực kỳ quan trọng, giúp cơ thể nghỉ ngơi và sức khỏe hồi phục, duy trì trạng thái phấn chấn. Tuy nhiên, với thời buổi công nghệ số, các rối loạn giấc ngủ, mất ngủ ngày càng phổ biến. Vì thế, chứng khó ngủ làm giảm hiệu suất công việc, gây nhiều phiền toái đến cuộc sống.
Đến với chúng tôi trong tình trạng phải chống chọi với tình trạng mất ngủ gần ba tháng nay, một nữ bệnh nhân 42 tuổi kể, chị có tiền sử cao huyết áp, cách đây nửa năm, sau khi việc kinh doanh thất bại, chị thường xuyên lâm vào “cảnh” thao thức, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến chị rất mệt mỏi, lo âu, gần đây, còn thường xuyên than bị đau đầu, choáng váng.
 Tình trạng của một nam bệnh nhân 38 tuổi, là một kiến trúc sư giỏi tại TPHCM cũng tương tự, anh thường đi vào giấc ngủ rất khó hoặc thức giấc nhiều lần trong đêm dù đã tìm mọi cách như đếm cừu, nghe nhạc nhẹ…Không ngủ được khiến anh thường hay quên, dễ nổi nóng với bạn bè, người thân và càng sử dụng thuốc lá, rượu bia nhiều hơn mỗi khi “thao thức”.
Tình trạng “sống chung” với mất ngủ đã trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại khi nhiều người phải “quay cuồng” trong những mối lo toan cho cuộc sống, công việc... Tại các phòng khám chuyên khoa thần kinh, tỷ lệ bệnh nhân mất ngủ ngày càng tăng cao.
Một vài đêm trằn trọc không được khắc phục dễ chuyển thành bệnh mất ngủ mãn tính với thời gian mất ngủ ít nhất 3 lần trong một tuần hoặc lâu hơn. Những biểu hiện như trên rất thường gặp ở người bị mất ngủ được xem là hội chứng rối loạn tâm trạng và khó khăn về nhận thức như mệt mỏi, mất hứng thú, trầm cảm nhẹ và lo âu, khó tập trung trong công việc và gặp khó khăn trong xử lý các vấn đề của cuộc sống thường. 
Theo các nghiên cứu khoa học mới đây, mất ngủ mãn tính được xem là stress kinh niên của cơ thể gây tổn thương não thông qua kích thích tạo ra nhiều gốc tự do dưới tác động của căng thẳng, áp lực quá mức làm tăng hoạt động cơ thể, tăng tiêu thụ oxy và năng lượng. “Độc chất” này thặng dư mất kiểm soát sẽ tấn công vào tất cả các cơ quan trong cơ thể, tập trung nhất ở những nơi tiêu thụ nhiều oxy, đặc biệt là tế bào não, các mạch máu não, thúc đẩy sự hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não gây ra những rối loạn cho cơ thể; khiến vùng chi phối giấc ngủ bị trục trặc, các truyền dẫn thần kinh bị gián đoạn gây khó ngủ, rối loạn giấc ngủ. 
Mất ngủ mãn tính đặc biệt nguy hiểm khi tần suất dày lên và thời gian ngủ ít đi. Công bố của các nhà khoa học ĐH Y khoa Icahn (ISM) tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Cao huyết áp Mỹ, những người ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm thì nguy cơ đột quỵ tăng tới 83% so với nhóm người ngủ đủ 7-8 giờ/ngày. Ngoài ra, mất ngủ triền miên còn thúc đẩy các vấn đề tăng huyết áp, tim mạch, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng nhận thức của não bộ, tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, Alzheimer… 

Hình ảnh Chăm sóc giấc ngủ để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ não
Mất ngủ là nguy cơ của hàng loạt vấn đề sức khỏe như huyết áp, tim mạch, đột quỵ

Giải pháp từ thiên nhiên giúp tìm lại giấc ngủ sinh lý

Một giấc ngủ ngon là giấc ngủ hoàn toàn tự nhiên hay còn gọi là giấc ngủ sinh lý và được đánh giá bởi nhiều tiêu chí như: dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc, sáng dậy tỉnh táo...
“Cưỡng ép” giấc ngủ bằng các thuốc an thần chỉ mang tính tạm thời, không giải quyết được tận gốc vấn đề mất ngủ. Hơn nữa, lạm dụng thuốc an thần còn ẩn chứa nhiều nguy hại cho sức khỏe: suy thận, gan, trầm cảm…Thậm chí gây tác dụng ngược là phụ thuộc thuốc, làm mất cơ chế kiểm soát giấc ngủ tự nhiên, khiến mất ngủ càng trầm trọng. Do đó, cơ thể rất cần giấc ngủ ngon phù hợp sinh lý và tạo cảm giác khỏe khoắn khi thức dậy.
Để có giấc ngủ ngon đúng cơ chế sinh lý và thức dậy thoải mái, trước hết, cần  giải tỏa căng thẳng, stress trong cuộc sống. Mỗi người cần có chiến lược dài hạn quản lý giấc ngủ với việc tuân thủ quy tắc vệ sinh” giấc ngủ:
-Nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ với thời gian ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm; không xem tivi, đọc sách, nghe nhạc trên giường
-Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý không ăn quá no hay quá gần thời gian trước khi ngủ;  không lạm dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá; giường ngủ sạch sẽ, thoáng mát...
- Nên vận động như đi bộ, chơi cầu lông, bơi…vào buổi sáng, chiều mỗi ngày cải thiện sức khỏe tim mạch, hô hấp và nâng cao sức khỏe toàn thân, tăng tuần hoàn máu để giấc ngủ sâu hơn.

Theo Otiv