Hiển thị các bài đăng có nhãn chữa mất ngủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữa mất ngủ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Cải thiện mất ngủ cho dân công sở ra sao

Dân văn phòng thường gặp vấn đề về mất ngủ nhiều do căng thẳng, vậy làm sao để giảm thiểu stress và tăng cường sức khỏe não bộ. Câu hỏi sau đề cập đến một trong những cách giảm chứng mất ngủ hiệu quả cho mọi người và liệu quả la hán có thật sự chữa mất ngủ. 

Chào Bác sĩ, Tôi năm nay 35 tuổi, hiện đang là nhân viên kinh doanh. Dạo gần đây tôi thấy rất khó ngủ. Buổi trưa chỉ nằm nghỉ trên cơ quan chứ không thể ngủ. Buổi tối, dù rất mệt nhưng ngày nào cũng phải đến 1-2h sáng mới chợp mắt được chút. Khoảng 4 giờ lại dậy và không ngủ lại được. Đi làm thì tầm 9-10h lại thấy buồn ngủ, người uể oải vô cùng. Tôi được một bác lớn tuổi trong cơ quan mách mua quả la hán về làm trà uống thay nước mỗi ngày. Nhưng tìm hiểu thông tin thì không thấy nói rõ quả la hán có công dụng chữa mất ngủ. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi cách để tìm lại giấc ngủ, cân bằng lại nhịp sinh học để nâng cao sức khỏe và tập trung công việc. (Thục Nhân, Quận 1, TP. HCM)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung Tâm Tư Vấn Y Khoa Công Ty CPDP ECO :
Chào chị Nhân!
Theo Đông y, quả la hán có tác dụng chính là nhuận phế, nhuận tràng thông tiện. Dùng cho các trường hợp cảm sốt, viêm khí quản, ho, viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí quản, mất tiếng, ho nhiều đờm...
Do có tính ngọt, mát, và thanh nhiệt nên thường được dùng là nước giải khát.
Cho đến nay, vẫn chưa có kết luận nào cho thấy la hán có công dụng chữa mất ngủ.
Theo như chị mô tả, có thể chứng mất ngủ của chị là do căng thẳng trong công việc hay do đang có bệnh lý liên quan đến sự tuần hoàn máu của não bộ gây khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, người mệt mỏi. Vì thế, chị nên đến các chuyên khoa thần kinh để tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây ra chứng mất ngủ của chị.
Vì không chỉ làm cơ thể mệt mỏi, uể oải, mất tập trung, mất ngủ kéo dài khiến não và cơ thể tăng tiêu thụ oxy và năng lượng sẽ càng thúc đẩy sản sinh vô số gốc tự do. Trong đó, gốc tự do tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối làm hẹp lòng động mạch, cản trở máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não. Vì thế, nếu tình trạng mất ngủ không được kiểm soát kịp thời sẽ làm diễn tiến thành cách bệnh lý nguy hiểm khác.

Để cải thiện mất ngủ và thức dậy sảng khoái trước hết chị cần cố gắng loại bỏ những căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ; phòng ngủ luôn giữ thoáng và yên tĩnh; trước khi đi ngủ nên tắm nước ấm hoặc thư giãn yên tĩnh; không nên sử dụng phòng ngủ để làm việc khác như tập thể dục, xem tivi; không uống trà, cà phê, rượu bia vào buổi tối; duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động như đi bộ, chơi cầu lông, bơi…giúp ích rất nhiều cho giấc ngủ. Thực hành các bài tập yoga trước khi đi ngủ cũng là 1 cách hữu hiệu cho cơ thể
Bên cạnh đó, chị cần loại bỏ gốc tự do để có giấc ngủ sâu bằng các hoạt chất đã được chứng minh có tác dụng chống gốc tự do, góp phần ngăn chặn sự hình thành xơ vữa, huyết khối, giúp máu vận chuyển oxy và dưỡng chất lên não thông thoáng trơn tru. Qua đó, chức năng truyền dẫn thần kinh được phục hồi và giấc ngủ được cải thiện.
Chúc chị sớm có giấc ngủ ngon

Trân trọng                                
Trung tâm tư vấn y khoa- Công ty CPDP ECO
Để biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ 08 38 112 777

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Tập khí đạo có chữa mất ngủ hiệu quả?

Chào bác sĩ, Tôi năm nay 37 tuổi. Trong khoảng 3 tháng gần đây tôi thường xuyên bị mất ngủ do căng thẳng công việc. Tôi nghe nói tập khí công y đạo chữa mất ngủ rất hiệu quả. Xin hỏi bác sĩ có thật vậy không ạ?

Trung Tâm Tư Vấn Y Khoa Công Ty CPDP ECO :
Chào Bích Phụng,
Rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Trung tâm Tư vấn Y khoa.
Tập khí công y đạo chữa mất ngủ, cũng tương tự như ngồi thiền, yoga hay bài tập thở của GS. Nguyễn Văn Hưởng… đều chủ yếu tập trung vào việc hít thở đúng cách, mang đến sự thư thái cho tâm hồn, cân bằng giữa thể lực và tinh thần.
Với người mất ngủ, tập khí công y đạo chỉ là biện pháp hỗ trợ. Muốn đưa giấc ngủ về nhịp sinh học, bạn cần phải loại trừ các nguyên nhân gây mất ngủ.
Mất ngủ có thể khởi nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó stress, căng thẳng công việc và áp lực cuộc sống là các nguyên nhân chủ yếu. Khi cơ thể chịu tác động mạnh từ các nhân tố này, gốc tự do sẽ bị kích thích và tăng sinh nhiều hơn trong quá trình chuyển hóa tại não.
Cụ thể, chúng sẽ tấn công vào thành mạch máu, hình thành các mảng xơ vữa và huyết khối, khiến lòng mạch máu hẹp dần, cản trở lưu lượng máu tuần hoàn lên não, gây nên tình trạng thiếu máu não. Hậu quả là não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất. Hoạt động của hệ thần kinh bị rối loạn với biểu hiện cụ thể là chứng mất ngủ. 
Tìm hiểu rõ hơn về hệ lụy khó lường của chứng mất ngủ thường thấy
Do đó, để cải thiện mất ngủ, cần hạn chế các yếu tố gây tăng sinh gốc tư do và bổ sung các chất chống gốc tự do.

Hạn chế các yếu tố gây tăng sinh gốc tự do: 
Sắp xếp công việc, hạn chế stress, luôn để đầu óc được thư giãn thoải mái, tâm trạng thư thái. Nên vận động thường xuyên với các môn thể dục thể thao thích hợp, có thể tập khí công, khí công y đạo mỗi ngày 30 phút sẽ rất có ý nghĩa trong việc cân bằng đời sống và tinh thần. 
Thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt, tăng cường ăn nhiều rau xanh, uống đủ 2-3 lít/ ngày, hạn chế dùng các chất kích thích chứa nhiều caffeine như café…
Bổ sung chất chống gốc tự do từ tinh chất thiên nhiên:
Theo sự lớn lên của tuổi tác, chức năng cơ thể suy giảm và khả năng phòng vệ với các tác nhân gây hại như gốc tự do cũng kém hơn. Chưa kể, mất ngủ, căng thẳng còn khiến gốc tự do tăng sinh liên tục và tấn công mạnh mẽ lên não. Do đó, cần bổ sung thêm các chất chống gốc tự do từ tinh chất thiên nhiên để tăng cường “bộ máy” phòng vệ của cơ thể.
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất thiên nhiên từ Blueberry (xuất xứ Bắc Mỹ) được chứng minh có tác dụng ưu việt chống gốc tự do. Khi vào cơ thể sẽ kích hoạt hai loại enzyme bảo vệ não là: Catalase và Superoxide dismutase. Các enzyme này sẽ dọn dẹp các gốc tự do sản sinh ra trong quá trình oxy hóa, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa và huyết khối, Giúp dòng máu lưu thông lên não trơn tru, nuôi dưỡng mạch máu và tế bào thần kinh, từng bước cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ.
Trân trọng                                      
Trung tâm tư vấn y khoa- Công ty CPDP ECO
Để biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ 08 38 112 777

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Cẩn trọng khi dùng thuốc ngủ

Dùng thuốc ngủ như thế nào là đúng và không gây hại cho cơ thể là vấn đề quan tâm của nhiều người. Đó có thể là một loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn. Các thuốc kê đơn thực sự nguy hiểm hơn bạn nghĩ. 

Phụ nữ chiếm 2/3 số người vào viện vì dùng thuốc ngủ không đúng cách.
Đây là kết quả một nghiên cứu mới của Cục Lạm dụng chất và Dịch vụ sức khỏe tinh thần, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ. Báo cáo chỉ ra rằng số lượng bệnh nhân đi cấp cứu vì quá liều zolpidem - một thành phần hoạt tính có trong một số loại thuốc ngủ kê đơn - đã tăng gần gấp đôi từ giữa năm 2005 tới năm 2010. Phụ nữ chiếm 2/3 số người vào viện.
Hình ảnh Những nguy hại khi dùng thuốc ngủ

Chính xác thuốc ngủ nguy hiểm như thế nào? 

Theo bác sĩ Carl Bazil ở ĐH Colmbia, người đã nhấn mạnh rằng các thuốc kê đơn thường mạnh hơn các thuốc không kê đơn, đúng là thuốc ngủ có thể giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nhưng chúng không phải là giải pháp lâu dài để chữa mất ngủ và có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách.
Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất là tác động của thuốc ở phụ nữ mạnh hơn trên nam giới. Bazil giải thích: “Phụ nữ có xu hướng chuyển hóa thuốc ngủ chậm hơn nam giới nhưng nhiều người trong đó có cả bác sĩ không biết điều này”. Năm 2013, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ đã giảm liều khuyến cáo cho phụ nữ từ 10 mg xuống 5 mg. Nhiều bác sĩ vẫn kê liều cao hơn cho phụ nữ, trong khi những phụ nữ khác có thể dùng đơn cũ hoặc lấy thuốc từ chồng. Khi họ dùng quá liều, hậu quả là rất lớn.
Một vấn đề lớn khác khi sử dụng thuốc ngủ là ảnh hưởng trong ngày hôm sau của thuốc. Trong khi thuốc được cho là hết tác dụng sau 8 giờ, tình trạng buồn ngủ có thể kéo dài lâu hơn nếu bạn dùng liều cao. Kết quả là nhiều người vẫn cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng khi họ lái xe đi làm và đó là mối đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn. Bazil nói: “Khả năng lái xe giảm là một trong những vấn đề lớn nhất do thuốc ngủ, vì nhiều người không nhận ra rằng họ vẫn chưa tỉnh táo”. Nói một cách khác, tình trạng này gần giống với lái xe khi say rượu ở chỗ bạn không có sự phán đoán tốt hoặc phản ứng nhanh, do vậy nguy cơ tai nạn tăng lên đáng kể.
Thuốc ngủ cũng có thể gây hại khi dùng kết hợp với các loại khác, cụ thể là rượu và các chất kích thích. Theo Bazil, nguyên nhân là sự kết hợp này làm tăng tác động của cả hai loại, vì vậy bạn sẽ bị mê man bởi cả thuốc và rượu hoặc chất kích thích. Điều đó có nghĩa là thuốc sẽ tác dụng lâu hơn, bạn sẽ cảm thấy lơ mơ, chuệch choạng khi thức giấc. Một kịch bản thậm chí còn cực đoan hơn là bạn sẽ cảm thấy tức thở nếu dùng liều cao hoặc 2 viên một lần và rất có thể phải đi cấp cứu.
Một tác hại nữa là thuốc ngủ cũng có thể khiến bạn có những hành động khác thường trong nhà nếu uống chúng khi chưa sẵn sàng đi ngủ. Hãy xem, thuốc ngủ mạnh sẽ hạ gục bạn ngay lập tức. Nhưng một lần nữa, nhiều người không nhận ra tác dụng của thuốc ngủ nhanh như thế nào, vì vậy họ uống một viên trước khi thực hiện một việc nào đó chỉ khoảng nửa giờ và hậu quả là có thể đưa ra những quyết định sai lầm. Brazil nói: “Nếu uống thuốc khi chưa đi ngủ, bạn có thể làm những việc lạ, thậm chí có thể là nguy hiểm mà bạn không thể nhớ”. Bạn có thể suy sụp, tự đốt cháy mình hoặc thậm chí có quan hệ tình dục nhiều nguy cơ.
Thuốc ngủ cũng có thể gây nghiện, may mắn là tình trạng này không phổ biến. Tác hại lâu dài này của thuốc ngủ kê đơn vẫn chưa được nghiên cứu, nguy cơ lớn là khi bạn ngừng sử dụng thuốc sau khi đã bị phụ thuộc vào chúng. “Nếu cơ thể quen với việc dùng thuốc ngủ, bạn sẽ thấy tồi tệ khi ngừng sử dụng thuốc vì cơ thể đã thích nghi. Điều đó có nghĩa bạn sẽ phải dùng nhiều hơn và thật khó để có thể ngủ tốt mà không có thuốc”.
Cuối cùng, điều quan trọng là bạn phải nhớ rằng về cơ bản, thuốc ngủ không giải quyết được vấn đề bị mất ngủ. Hãy nghĩ về chúng giống như một công cụ bổ trợ đưa giấc ngủ về đúng chu kỳ và tại một thời điểm nào đó bạn cần ngừng sử dụng nó. Để làm được điều này, Bazil khuyên bạn sử dụng chúng đúng một tháng (dưới sự giám sát của bác sĩ) để rèn lại giấc ngủ và sau đó ngừng sử dụng chúng hoàn toàn. Việc sử dụng như thế nào trong tháng đó tùy thuộc vào bạn. Một số người dùng chúng mỗi tối, trong khi những người khác dùng vài lần một tuần khi họ thực sự cảm thấy cần chúng.
Theo Womenshealthmag

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Mất ngủ vì nhan sắc điêu tàn hay tàn tạ vì mất ngủ quá lâu

Quỹ thời gian eo hẹp trong khi phụ nữ vùa đảm việc nhà lo việc kiếm tiền, không ít chị em gặp phải vấn đề stress. Điều đó dễ dàng dẫn đến mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống mà còn dẫn tới các bệnh nguy hiểm. Tìm hiểu cách khắc phục đơn giản và hiệu quả chứng mất ngủ là vấn đề nhức nhối của không ít chị em đang và vừa ngấp nghé bước vào độ tuổi 40. Bên cạnh việc làm cơ thể uể oải, tâm trạng cáu gắt, mất ngủ còn gây ảnh hưởng đến làn da, mái tóc, vóc dáng và cả sức khỏe phái đẹp.

Phụ nữ “khổ trăm đường” vì mất ngủ

Chỉ cần qua một thời gian ngắn mất ngủ, phái đẹp phải đối mặt với nhiều nỗi lo vì nhan sắc nhanh chóng “tụt dốc”:
-         Da nhăn, khô, sạm
Làn da khô, thần thái kém tươi tắn, mắt thâm quầng… là những biểu hiện điển hình sau một đêm dài mất ngủ. Bởi thực tế, mất ngủ hay ngủ không đủ giấc là nguyên nhân chính làm rối loạn điều tiết da, khiến làn da trở nên xấu dần và thiếu sức sống.
Hình ảnh Mất ngủ - “kẻ thù” của nhan sắc phụ nữ
Khác xa với việc sử dụng đủ loại sản phẩm bôi đắp lên da, các chuyên gia nhấn mạnh: một trong những bí quyết để có làn da đẹp chính là giấc ngủ ngon.
Lý giải về mối quan hệ mật thiết giữa giấc ngủ và sức khỏe làn da, người ta phát hiện: khi ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ tăng tiết hormone cortisol, phá vỡ cấu trúc collagen khiến làn da kém mịn màng, săn chắc, da trở nên khô, tối màu, sạm nám và chảy xệ. Chưa hết, mất ngủ còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm da như nổi mụn, dị ứng ở phụ nữ trung niên, bị nhức đầu làm tâm trạng mệt mỏi dễ bốc hỏa.
-         Tăng cân
Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã đưa ra nhận định chứng minh: những người bị mất ngủ thường xuyên sẽ làm tăng lượng ghrelin (loại hormone có tác dụng kích thích thèm ăn) cao hơn những người ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ngày). Họ cũng có khuynh hướng ăn nhiều chất ngọt và tinh bột trong những đêm không ngủ được. Không những thế, tình trạng mất ngủ thường xuyên còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động của một số hormone đốt cháy calo thừa trong cơ thể.
Hình ảnh Mất ngủ - “kẻ thù” của nhan sắc phụ nữ
Việc đảm bảo thời lượng giấc ngủ đủ, đều đặn cũng là yếu tố quan trọng trong việc điều chỉnh cân nặng, giữ cơ thể khoẻ mạnh và cân đối.
-         Rụng tóc
Tóc không chỉ là một phần của cơ thể mà còn là một biểu tượng của vẻ đẹp và sức khỏe người phụ nữ. Một mái tóc khô, thưa, thiếu sức sống, thường xuyên gãy rụng “tiết lộ” nhiều vấn đề đáng ngại về sức khỏe. Trong số các nguyên nhân gây rụng tóc, mất ngủ là chính là một lý do đáng lo ở nữ giới.
Ban đêm là giai đoạn nghỉ ngơi, phục hồi của cơ thể và trí não. Khi bạn mất ngủ, tuần hoàn máu lên não và da đầu giảm gây ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng tóc khiến tóc dễ gãy rụng.
Không chỉ là kẻ thù của nhan sắc, mất ngủ còn gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như rối loạn kinh nguyệt, tăng huyết áp, tim mạch, ảnh hưởng sinh lý, suy nhược cơ thể…

Bí quyết chữa mất ngủ cho nữ hiệu quả

Với phụ nữ trung niên, mất ngủ thường bắt nguồn từ những căng thẳng, stress hoặc trầm cảm do công việc và gia đình, dạy dỗ con cái, những mối bận tâm lo lắng về các mối quan hệ xã hội…
Căng thẳng thần kinh gây mất ngủ là yếu tố chính làm tăng sinh gốc tự do. Gốc tự do tấn công mạnh vào thành động mạch não gây nên những tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối làm hẹp động mạch, gây thiếu máu não, cản trở máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não. Tế bào não vì thế thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng tới cấu trúc của hệ thần kinh gây ra những rối loạn cho cơ thể, gây mất ngủ và nhiều hệ lụy đến sức khỏe.
Do đó, loại bỏ yếu tố gây căng thẳng, stress, giữ cho tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái là phương pháp chống mất ngủ mà đơn giản. Tuy nhiên để trị chứng mất ngủ tận gốc, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc bổ sung vào cơ thể là thật sự cần thiết, vậy ăn gì ngủ ngon ?
Quá trình bổ sung chất dinh dưỡng cần các hoạt chất chống gốc tự do từ thiên nhiên có tác dụng tốt trong việc bảo vệ mạch máu não và tế bào thần kinh, giúp điều hòa chức năng não, từ đó phục hồi nhịp sinh học bình thường cho giấc ngủ.
Hình ảnh Mất ngủ - “kẻ thù” của nhan sắc phụ nữ
Tinh chất thiên nhiên từ Blueberry có trong OTiV được chứng minh giúp chống gốc tự do, cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả
Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện, các hoạt chất sinh học có trong Blueberry (có nguồn gốc từ Bắc Mỹ) có tác dụng kích hoạt hai loại enzym bảo vệ não là: Catalase và Superoxide dismutase một cách hiệu quả. Các enzym này có chức năng “dọn dẹp” các gốc tự do sản sinh ra trong quá trình oxy hóa. Nhờ đó, mạch máu não trở nên trơn tru, giúp cho hệ thần kinh hoạt động hiệu quả và cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng giấc ngủ, nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ; phòng ngủ luôn giữ thoáng và yên tĩnh; không nên uống cà phê, rượu bia, trà đậm đặc và các thức uống có chất kích thích khác vào buổi tối cũng như lạm dụng thuốc trị mất ngủ.
Một khi giấc ngủ được cải thiện, thần kinh não bộ được hoạt động nhịp nhàng, phái đẹp dễ dàng giữ gìn nhan sắc và sức khỏe, nâng tầm chất lượng cuộc sống.