Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Cẩn trọng khi dùng thuốc ngủ

Dùng thuốc ngủ như thế nào là đúng và không gây hại cho cơ thể là vấn đề quan tâm của nhiều người. Đó có thể là một loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn. Các thuốc kê đơn thực sự nguy hiểm hơn bạn nghĩ. 

Phụ nữ chiếm 2/3 số người vào viện vì dùng thuốc ngủ không đúng cách.
Đây là kết quả một nghiên cứu mới của Cục Lạm dụng chất và Dịch vụ sức khỏe tinh thần, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ. Báo cáo chỉ ra rằng số lượng bệnh nhân đi cấp cứu vì quá liều zolpidem - một thành phần hoạt tính có trong một số loại thuốc ngủ kê đơn - đã tăng gần gấp đôi từ giữa năm 2005 tới năm 2010. Phụ nữ chiếm 2/3 số người vào viện.
Hình ảnh Những nguy hại khi dùng thuốc ngủ

Chính xác thuốc ngủ nguy hiểm như thế nào? 

Theo bác sĩ Carl Bazil ở ĐH Colmbia, người đã nhấn mạnh rằng các thuốc kê đơn thường mạnh hơn các thuốc không kê đơn, đúng là thuốc ngủ có thể giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nhưng chúng không phải là giải pháp lâu dài để chữa mất ngủ và có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách.
Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất là tác động của thuốc ở phụ nữ mạnh hơn trên nam giới. Bazil giải thích: “Phụ nữ có xu hướng chuyển hóa thuốc ngủ chậm hơn nam giới nhưng nhiều người trong đó có cả bác sĩ không biết điều này”. Năm 2013, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ đã giảm liều khuyến cáo cho phụ nữ từ 10 mg xuống 5 mg. Nhiều bác sĩ vẫn kê liều cao hơn cho phụ nữ, trong khi những phụ nữ khác có thể dùng đơn cũ hoặc lấy thuốc từ chồng. Khi họ dùng quá liều, hậu quả là rất lớn.
Một vấn đề lớn khác khi sử dụng thuốc ngủ là ảnh hưởng trong ngày hôm sau của thuốc. Trong khi thuốc được cho là hết tác dụng sau 8 giờ, tình trạng buồn ngủ có thể kéo dài lâu hơn nếu bạn dùng liều cao. Kết quả là nhiều người vẫn cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng khi họ lái xe đi làm và đó là mối đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn. Bazil nói: “Khả năng lái xe giảm là một trong những vấn đề lớn nhất do thuốc ngủ, vì nhiều người không nhận ra rằng họ vẫn chưa tỉnh táo”. Nói một cách khác, tình trạng này gần giống với lái xe khi say rượu ở chỗ bạn không có sự phán đoán tốt hoặc phản ứng nhanh, do vậy nguy cơ tai nạn tăng lên đáng kể.
Thuốc ngủ cũng có thể gây hại khi dùng kết hợp với các loại khác, cụ thể là rượu và các chất kích thích. Theo Bazil, nguyên nhân là sự kết hợp này làm tăng tác động của cả hai loại, vì vậy bạn sẽ bị mê man bởi cả thuốc và rượu hoặc chất kích thích. Điều đó có nghĩa là thuốc sẽ tác dụng lâu hơn, bạn sẽ cảm thấy lơ mơ, chuệch choạng khi thức giấc. Một kịch bản thậm chí còn cực đoan hơn là bạn sẽ cảm thấy tức thở nếu dùng liều cao hoặc 2 viên một lần và rất có thể phải đi cấp cứu.
Một tác hại nữa là thuốc ngủ cũng có thể khiến bạn có những hành động khác thường trong nhà nếu uống chúng khi chưa sẵn sàng đi ngủ. Hãy xem, thuốc ngủ mạnh sẽ hạ gục bạn ngay lập tức. Nhưng một lần nữa, nhiều người không nhận ra tác dụng của thuốc ngủ nhanh như thế nào, vì vậy họ uống một viên trước khi thực hiện một việc nào đó chỉ khoảng nửa giờ và hậu quả là có thể đưa ra những quyết định sai lầm. Brazil nói: “Nếu uống thuốc khi chưa đi ngủ, bạn có thể làm những việc lạ, thậm chí có thể là nguy hiểm mà bạn không thể nhớ”. Bạn có thể suy sụp, tự đốt cháy mình hoặc thậm chí có quan hệ tình dục nhiều nguy cơ.
Thuốc ngủ cũng có thể gây nghiện, may mắn là tình trạng này không phổ biến. Tác hại lâu dài này của thuốc ngủ kê đơn vẫn chưa được nghiên cứu, nguy cơ lớn là khi bạn ngừng sử dụng thuốc sau khi đã bị phụ thuộc vào chúng. “Nếu cơ thể quen với việc dùng thuốc ngủ, bạn sẽ thấy tồi tệ khi ngừng sử dụng thuốc vì cơ thể đã thích nghi. Điều đó có nghĩa bạn sẽ phải dùng nhiều hơn và thật khó để có thể ngủ tốt mà không có thuốc”.
Cuối cùng, điều quan trọng là bạn phải nhớ rằng về cơ bản, thuốc ngủ không giải quyết được vấn đề bị mất ngủ. Hãy nghĩ về chúng giống như một công cụ bổ trợ đưa giấc ngủ về đúng chu kỳ và tại một thời điểm nào đó bạn cần ngừng sử dụng nó. Để làm được điều này, Bazil khuyên bạn sử dụng chúng đúng một tháng (dưới sự giám sát của bác sĩ) để rèn lại giấc ngủ và sau đó ngừng sử dụng chúng hoàn toàn. Việc sử dụng như thế nào trong tháng đó tùy thuộc vào bạn. Một số người dùng chúng mỗi tối, trong khi những người khác dùng vài lần một tuần khi họ thực sự cảm thấy cần chúng.
Theo Womenshealthmag

Tác động ít ai biết của chứng mất ngủ

Ký ức giả
Một nghiên cứu từ Trường ĐH California tại Irvine (Mỹ) cho thấy khong ngu duoc làm tăng nguy cơ hình thành ký ức giả.
Theo đó, sau một đêm không ngủ, nhiều người tham gia thí nghiệm đã có dấu hiệu xuất hiện ký ức giả. Buổi sáng, họ được cho xem những hình ảnh và chi tiết giả. Sau một đêm thiếu ngủ, họ đã vô tình sáp nhập những ký ức giả mà sáng hôm đó được cho xem với những ký ức thật của mình.
Theo nhà nghiên cứu Steven Frenda, một phần “mã hoá” bộ nhớ của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ. Vì vậy, nếu thiếu ngủ, những hình ảnh và trải nghiệm dễ bị biến dạng sau một thời gian.
Kích động trong công việc


Thiếu ngủ, bạn có xu hướng nóng tính hơn trong công việc. Từ đó dẫn đến một số hành vi bất tuân trong văn phòng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những y tá ngủ ít hơn 6 giờ vào tối hôm trước có nhiều nguy cơ tham gia vào các hành vi lệch lạc trong công việc hơn, như làm lộ thông tin bí mật, cố ý làm chậm tiến trình công việc, gây tổn thương, nói xấu đồng nghiệp, làm việc riêng nhiều trong giờ làm… Nguyên nhân là do thiếu ngủ sẽ làm suy yếu khả năng tự điều chỉnh cảm xúc của bạn.

Giảm chất lượng và số lượng tinh trùng
Những người đàn ông rối loạn giấc ngủ, khó ngủ hoặc thiếu ngủ thường xuyên có lượng tinh trùng thấp hơn trung bình khoảng 25%. Thiếu ngủ còn làm giảm chất lượng tinh trùng. Nguyên nhân là do giấc ngủ có ảnh hưởng đến lượng testosterone của phái mạnh, từ đó gây tác động đến chất lượng cũng như số lượng tinh trùng.
Hiệu ứng “Beer goggles”
“Beer goggles” là hiệu ứng cảm thấy người khác giới đẹp và thu hút hơn khi đang trong trạng thái say. Theo nghiên cứu của Trường Cao đẳng Hendrix (Mỹ), bạn không cần say vẫn có thể trải nghiệm hiệu ứng “Beer goggles”.
Khi người đàn ông bị thiếu ngủ, họ cũng đánh giá hình ảnh phụ nữ hấp dẫn hơn so với khi đã ngủ đủ giấc. Hơn nữa, họ còn tiết lộ có ham muốn tình dục cao hơn khi mất ngủ.

Hơn nữa, tác hại của việc thức khuya
Ngủ muộn hoặc khó đi vào giấc ngủ là tình trạng chung gặp ở nhiều người và là một biểu hiện phổ biến của chứng mất ngủ. Hậu quả của gốc tự do là gây ra mất ngủ, thức khuya hay trằn trọc cả đêm. Điều đó dẫn đến hàng loạt hệ lụy cho sức khỏe như:
  • Hệ thần kinh: dễ cáu gắt, mất tập trung, kém nhạy bén, đau đầu, suy giảm trí nhớ
  • Rối loạn chuyển hóa: tăng cân (béo phì), tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch
  • Hệ tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa do chức năng co bóp của dạ dày, ruột bị suy giảm.
  • Hệ hô hấp: hụt hơi, khó thở, tức ngực.

Để cải thiện hơn việc khó ngủ mỗi ngày, chúng ta nên xem xét kỹ thuoc dieu tri benh mat ngu để lựa chọn phù hợp
Xem ngay những cách chữa bệnh mất ngủ đơn giản mang lại hiệu quả đáng kể.

Thói quen tôt để có 1 đêm ngon giấc

Nếu bạn cảm thấy khó ngủ ban đêm và mệt mỏi mỗi khi thức dậy vào sáng hôm sau, hãy học cách từ bỏ những thói quen không tốt và điều chỉnh giấc ngủ của mình, tặng độc giả vài câu thơ sưu tầm thư giãn

Muốn cho có giấc ngủ ngon/
Xin được góp ý bà con thế này/
---
Ăn uống ở mức bình thường/
Rèn luyện thân thể, tăng cường bắp cơ/
Nghĩ đến điều tốt từng giờ/
Nếu thấy căng thẳng,… làm thơ hết liền/
Ăn được, ngủ được là tiên/
Không ăn, không ngủ mất tiền thêm lo! 
Buổi tối là khoảng thời gian rất quan trọng để chuẩn bị cho giấc ngủ ngon. Bạn phải để tâm trí hoàn toàn thư giãn và quên đi những lo toan trong cuộc sống. 9 việc sau đây sẽ giúp bạn chống mất ngủ hiệu quả

1. Thay đổi thói quen ngủ dần dần
Thói quen ngủ không thể thay đổi ngay lập tức mà bạn hãy cố gắng thay đổi mỗi lần 15 phút. Bạn hãy để cơ thể có thời gian làm quen dần dần với thói quen ngủ mới. Mỗi ngày bạn hãy đi ngủ sớm hơn 15 phút cho đến khi bạn bạn đạt mục tiêu.
2. Bữa ăn nhẹ nhàng
Bạn không nên ăn quá no vào bữa tối để tránh rơi vào tình trạng khó ngủ. Hoặc thậm chí bạn có thể cảm thấy khó thức giấc vào sáng hôm sau. Hãy ăn bữa tối khoảng 4 – 5 tiếng trước khi đi ngủ và một bữa tối gọn nhẹ.
3. Hãy kiên nhẫn
Để trở thành thói quen, bạn cần kiên nhẫn tuân thủ thời gian biểu đã đặt ra trong một khoảng thời gian nhất định và liên tục. Nếu bạn đặt mục tiêu thức dậy vào 6 giờ mỗi sáng thì hãy thực hiện điều đó ngay cả vào cuối tuần để cơ thể nhanh chóng thích nghi với điều đó.

Xem ngay tác động khó đỡ của chứng mất ngủ
4. Tránh căn phòng quá sáng vào ban đêm
Bạn nên giữ cho căn phòng tối vào ban đêm và không bị quá sáng vào ban ngày để dễ đi vào giấc ngủ hơn và không bị mệt khi tỉnh dậy. Đồng hồ sinh học trong cơ thể cũng bị tác động bởi ánh sáng và bóng tối, vì vậy, hãy nhớ đóng cửa, kéo rèm, tắt đèn khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon mỗi đêm.
5. Tỉnh dậy nếu bạn không thể ngủ

Thay vì nằm trằn trọc suốt cả đêm, nếu không thể ngủ được thì bạn nên thức dậy. Hãy tranh thủ thời gian này để làm những việc còn bỏ dở mà ban ngày bạn chưa thể hoàn thành hoặc chưa có thời gian thực hiện. Bạn sẽ thấy rất mệt sau khi làm việc gì đó và nhanh chóng rơi vào cảm giác buồn ngủ.
6. Không tắt chuông báo thức
Chỉ cần nấn ná thêm 5 – 10 phút trên giường sẽ dẫn thành 20 – 30 phút và bạn sẽ bắt đầu một ngày muộn. Vì vậy, hãy đặt báo thức đúng giờ bạn cần dậy và tránh tắt chuông báo thức sau đó.
7. Nghỉ ngơi thư giãn trước khi ngủ
Bạn hãy tránh uống cà phê trước khi đi ngủ và tập thể dục trước khi đi ngủ ít nhất 5 tiếng để có một giấc ngủ ngon. Trong vòng 1 tiếng trước khi ngủ, hãy để tâm trí thư giãn, nghỉ ngơi và gạt bỏ mọi lo lắng. Bạn không nên suy nghĩ căng thẳng hoặc chơi điện tử, nghe nhạc hay lướt web bởi những hoạt động này sẽ khiến giấc ngủ của bạn sẽ không đến dễ dàng.
8.Tắt điện thoại

Điện thoại là "cuộc sống" của bạn, nhưng phải tránh xa chúng khi lên giường. Không nên chat hay đọc tin tức trước khi đi ngủ mà hãy để chế độ im lặng hoặc tắt máy, để đầu óc hoàn toàn thoải mái, như vậy bạn sẽ có giấc ngủ ngon hơn.
9. Tắm
Hãy tập thói quen này trước khi đi ngủ, bởi vì nước nóng có thể giúp các giác quan của bạn thư giãn hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tắm nước nóng giúp giảm căng thẳng. Do đó trước khi lên giường hãy tắm trong vòng 5 phút, sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Những nguyên nhân gây mất ngủ thường ngày bạn không ngờ

Sau một ngày mệt mỏi chúng ta thường phải lăn vào ngủ thật ngon, nhưng dạo gần đây bạn trở nên khó ngủ, ngủ không sau, thức dậy thì đau đầu mệt mỏi Cùng tìm hiểu các nguyên nhân thường ngày trong thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến giâc ngủ mà bạn gặp phải để khác phục sớm hồi phục sức khỏe

Nguyên nhân không ngờ trong đời sống hằng ngày

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ, có thể chia thành các nhóm sau:

Dinh dưỡng thiếu khoa học:

  • Ăn uống không điều độ: dùng nhiều thức ăn dầu mỡ, thức ăn ngọt, đặc biệt là thói quen trước giờ ngủ còn ăn no sẽ khiến dạ dày phải hoạt động làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể gây ra mất ngủ.
  • Thường xuyên dùng các chất kích thích chứa nhiều caffeine: Thông thường, hệ tiêu hoá cần từ 45 phút đến 1 tiếng để tiêu thụ hết caffeine. Sau đó caffeine sẽ lưu lại trong cơ thể khoảng vài giờ. Đó là lý do tại sao khi uống cà phê hoặc các chế phẩm có caffeine, người ta cảm thấy hưng phấn hơn, kéo dài đến vài tiếng đồng hồ. Vì thế, trước lúc ngủ không nên uống trà hoặc cà phê.
  • Uống rượu bia: không ít người, đặc biệt là cánh mày râu sẽ bất ngờ vì nguyên nhân này bởi đa phần đều nghĩ “uống bia rượu sẽ dễ ngủ hơn”. TS.BS Nguyễn Xuân Cẩm Huyên (khoa y Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng, uống rượu bia nhiều sẽ gây rối loạn giấc ngủ, đặc biệt nếu uống nhiều rượu, bia trước lúc ngủ còn làm cho cơ vùng hầu họng bị nhão ra gây ngáy, có nguy cơ ngưng thở lúc ngủ. Trong những lúc ngưng thở người bệnh sẽ có nguy cơ bị đau tim, loạn nhịp tim, đột quỵ.
Sinh hoạt thiếu điều độ:
  • Nghe nhạc quá lớn hoặc vận động quá nhiều trước lúc ngủ gây kích thích thần kinh hưng phấn… đều là các nguyên nhân góp phần gia tăng tình trạng mất ngủ. Vấn đề này đã được khuyến cáo từ lâu nhưng nhiều người vẫn mắc phải. Bởi sau một ngày lao động mệt mỏi, cơ thể cần được nghỉ ngơi. Nếu bạn vận động hoặc nghe nhạc với âm lượng lớn, tức là đánh thức lại cơ thể và như vậy sẽ gây ra mất ngủ.
  • Ngoài ra, thói quen ngủ trưa quá nhiều, thức đêm ngủ ngày, thường xuyên hút thuốc lá, cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ mất ngủ.
Stress, áp lực cuộc sống:
đây là nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến nhất hiện nay. Khảo sát mới đây của ngành y tế cho thấy, 80% số người đi khám tại các bệnh viện tâm thần trong nước có các chứng bệnh liên quan đến rối loạn giấc ngủ. GS-TS Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam, nhấn mạnh, rối loạn giấc ngủ ở người trưởng thành nhất là ở độ tuổi trung niên, đa phần là do căng thẳng về mặt tâm lý.


Stress và áp lực cuộc sống làm sản sinh ra nhiều gốc tự do
Tác nhân khác: mất ngủ còn có thể do yếu tố ngoại cảnh: ánh sáng, tiếng ồn, ô nhiễm…; bệnh lý đa khoa như viêm khớp, tim mạch…; tác dụng phụ của thuốc gây ra do người dùng sử dụng thêm thuốc điều trị bệnh cảm lạnh thông thường, viêm mũi dị ứng, tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, thuốc tránh thai, hen suyễn và trầm cảm.
Gốc tự do –  “thủ phạm” sâu xa gây mất ngủ: Mất ngủ có nguyên nhân từ nhiều yếu tố nội và ngoại sinh, nhưng qua các nghiên cứu bằng phương pháp sinh học phân tử cho thấy, mất ngủ mãn tính được xem là stress kinh niên của cơ thể gây tổn thương não thông qua kích thích sản sinh quá mức các gốc tự do dưới tác động của căng thẳng, áp lực và quá trình trao đổi chất liên tục của cơ thể.
Các gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu, tạo điều kiện để các thành phần mỡ máu lắng đọng trên thành động mạch tạo thành mảng xơ vữa gây hẹp lòng động mạch. Từ đó, khiến dòng máu lưu thông chậm và cung lượng máu nuôi não không đảm bảo, gây nên thiếu máu não, dẫn tới rối loạn giấc ngủ. Song song đó, khi các gốc tự do tăng sinh sẽ tấn công trực tiếp vào các tế bào thần kinh gây tổn thương, gián đoạn chức năng dẫn truyền thần kinh khiến hoạt động của trung khu điều khiển giấc ngủ tại não gặp trục trặc gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

Chọn lựa thuốc an thần trị mất ngủ có nên không?

Thuốc an thần để điều trị mất ngủ, trên thực tế chính là thuốc ngủ, chỉ là cách gọi khác đi để nhằm “an thần” người tiêu dùng. Lạm dụng thuốc an thần gây ngủ để điều trị mất ngủ mạn tính sẽ dẫn đến những giấc ngủ "cưỡng ép", từ đó gây ra nhiều vấn đề về thần kinh-tim mạch.
Cụ thể, những giấc ngủ “cưỡng ép” do thuốc an thần gây ra sẽ khiến người bệnh ngủ mê mệt, lúc thức dậy cảm thấy toàn thân rã rời, mệt mỏi. Thuốc điều trị mất ngủ còn có thể ức chế trung tâm hô hấp gây chậm nhịp thở. Điều này rất nguy hiểm ở những người có bệnh phổi mạn tính hoặc người béo phì.
Thuốc an thần gây nhiều nguy hại cho sức khỏe người dùng
Khi vào cơ thể, các thuốc an thần đều được chuyển hóa và đào thải qua gan, thận nên nếu dùng kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng hai cơ quan này. Ngoài ra, thuốc an thần còn gây ra nhiều tác dụng phụ có hại như: lú lẫn, ảnh hưởng đến trí nhớ, nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi… Nhưng nguy hại nhất là gây nghiện giống như ma túy. Một khi đã "nghiện" thuốc, bạn rất khó bỏ nó, thiếu thuốc sẽ thấy nhức đầu, mệt mỏi rã rời, không thể tập trung.

4. Lựa chọn đúng phương pháp phòng và cải thiện mất ngủ

Không ít người bị mất ngủ mạn tính do không tìm hiểu kỹ đã chọn nhầm các thuốc ngủ cực mạnh, thuốc an thần gây hại sức khỏe. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng, Phó chủ tịch Hội Thần kinh học TPHCM, để tìm lại được giấc ngủ ngon, cần ngăn chặn từ gốc nguyên nhân gây nên mất ngủ do căng thẳng, stress làm tăng sinh và gia tăng hoạt động của các gốc tự do gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và mạch máu não.
Gần đây, nhờ sự tiến bộ của sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy hai hoạt chất sinh học thiên nhiên quý Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) được chứng minh có tác dụng ưu việt chống gốc tự do.
Bằng công nghệ chiết xuất hiện đại, hai hoạt chất này có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch máu; ngăn chặn và làm chậm sự hình thành mảng vữa xơ, huyết khối; giúp tăng cường vận chuyển oxy và dưỡng chất lên não giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ, ngủ không gián đoạn.
Đồng thời hai hoạt chất trong Blueberry còn kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể, khôi phục chức năng truyền dẫn thần kinh và đảm bảo hoạt động của trung khu thần kinh quản lý giấc ngủ tự nhiên. Từ đó cải thiện mất ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Gốc tự do sản sinh nhiều hình thành các mảng xơ vữa, cản trở lưu thông máu lên não
Bên cạnh sử dụng thuốc cải thiện tình trạng mất ngủ, theo các khuyến cáo khoa học, để hỗ trợ thuốc phát huy tốt hiệu quả, người bị mất ngủ mạn tính cần thay đổi lối sống, tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường vận động, hạn chế bị stress, căng thẳng, từng bước giảm thiểu các tác nhân ngoại cảnh làm sản sinh ra nhiều gốc tự do.

Theo cách trị mất ngủ hiệu quả nhất

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

3 Tuyệt chiêu đơn giản để tăng trí nhớ

Với thực trạng bất ổn về sa xút trí tuệ trẻ hóa, những người trẻ tuổi cũng rất dễ rơi vào tình trạng nhớ trước quên sau và đãng trí. Sau đây, mình sẽ chia sẻ những cách rèn luyện trí nhớ hàng ngày sẽ giúp bạn tư duy tốt hơn trong công việc.
Theo kết quả một cuộc nghiên cứu về thần kinh học tại Mỹ, 50% người suy giảm trí nhớ sẽ bị sa sút trí tuệ chỉ trong 3 năm. Vì vậy, hãy tận dụng thời gian rảnh trong ngày của bạn để rèn luyện trí nhớ và tăng cường tư duy. Dưới đây là 3 cách làm tăng trí nhớ đơn giản mà bạn dễ dàng áp dụng
1. “Tập thể dục” cho não
Mỗi ngày, hãy bỏ ra khoảng 15 phút để rủ người thân hoặc bạn bè chơi đánh cờ. Đây là hoạt động trí tuệ giúp đầu óc bạn minh mẫn và thoải mái. Ngoài ra, bạn có thể chơi giải ô chữ hoặc trò sudoku. Những trò chơi tưởng như “cũ rích” này sẽ giúp bạn “xới tung” trí nhớ và “chơi đùa” với nó một cách đầy thú vị và hiệu quả.
Hình ảnh Cách chăm sóc não bộ giúp rèn luyện trí nhớ, tư duy tốt trong công việc
Não cần được chăm sóc đúng cách để duy trì và cải thiện chức năng
Hiện nay, rất nhiều các ứng dụng thú vị trên điện thoại có thể giúp bạn rèn luyện trí nhớ hoặc các game giúp tăng trí nhớ. Hãy download các ứng dụng rèn luyện trí tuệ như MatchUp, Fit Brain, Memory Trainer... và “nghịch” chúng mỗi khi có thời gian rảnh rỗi.
Bạn còn có thể “tập thể dục” cho não bằng cách học thêm một ngoại ngữ mới hoặc chơi một nhạc cụ. Thậm chí, việc thường xuyên suy nghĩ và tìm các từ khóa trên google cũng kích thích khả năng tiếp cận của não.
Thay vì ngồi hàng giờ trước ti vi một cách thụ động, hãy chọn cho mình một cách “tập thể dục” cho não hiệu quả để rèn luyện trí nhớ.
2. Tăng cường hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất sẽ giúp rèn luyện trí nhớ, ngăn ngừa căn bệnh Alzheimer, hỗ trợ tăng cường tư duy cho não bộ giúp bạn làm việc tốt hơn. Dưới đây là một số hoạt động thể chất bạn có thể lựa chọn:
- Tập yoga: Các nhà khoa học đã chứng minh thiền kết hợp các bài tập thở, thực hiện 3 lần/ngày có thể cải thiện trí nhớ cấp tốc, hiệu quả sau 8 tuần tập luyện.
- Đạp xe 6 phút: Sau 6 phút đạp xe đạp, não sẽ tiết ra norepinephrine. Chất này được xem là xúc tác quan trọng giúp rèn luyện trí nhớ và tư duy. 
- Chạy bộ: Theo các nhà khoa học Anh, chạy bộ thường xuyên giúp cải thiện trí nhớ do các tế bào mới được hình thành. Gần đây, một nhóm chuyên gia khác phát hiện chạy bộ vài lần trong tuần làm tăng cường khả năng gợi nhớ ký ức.
3. Ăn uống “thông minh”
Ăn uống khoa học sẽ giúp cải thiện trí nhớ đáng kể. Bạn nên hạn chế đồ chiên, rán và uống rượu bia. Bổ sung các thực phẩm dưới đây trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ:
- Cá hồi: Theo một nghiên cứu gần đây, những người ăn cá ít nhất 1 lần/tuần suy giảm trí nhớ chậm hơn 12% so với những người không ăn cá. Bạn nên ăn khoảng 20 g/tuần các loại cá giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích và cá mòi.
- Cà ri: Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy curcumin, thành phần chính trong củ nghệ và bột cà ri, có thể làm chậm quá trình hình thành mảng bám và phá hủy mảng bám trong não. Những mảng bám đó có liên quan đến sự phát triển của bệnh Alzheimer.
- Củ cải đường: Củ cải chứa nhiều nitrat giúp tăng lưu lượng máu và oxy tới não, do đó cải thiện chức năng của não.
- Kẹo cao su: Những người thường nhai kẹo cao su có tỷ lệ nhớ chính xác cao hơn người không nhai kẹo cao su.
- Cà phê: Caffein tương đương với khoảng 2 tách cà phê giúp tăng hoạt động của não ở hai vị trí, một trong số đó có liên quan đến trí nhớ. Uống một tách cafe mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ.
Thường xuyên “tập thể dục” cho não, tăng cường vận động kết hợp cùng một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn rèn luyen tri nho và tăng cường tư duy. 

                   benh alzheimer là bệnh gì

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Thất thủ vì tật hay quên không chỉ ở người già

Nếu như trước đây, chứng hay quên, kém tập trung thường xảy ra ở tuổi trung niên và người cao tuổi thì hiện nay, những người trẻ, độ tuổi từ 18 – 30 cũng bị chứng bệnh “ người già” này... tấn công.

Chia sẻ của độc giả:

“Tôi rất hay quên, từ việc lớn đến việc nhỏ. Nhiều hôm tôi chạy xe gần đến công ty thì giật mình không biết đã khóa ga, tắt đèn trong nhà hay chưa. Khi đi siêu thị tôi hay quên những thứ dự định sẽ mua, đến lúc về nhà mới nhớ ra. Ngoài ra tôi còn gặp rất nhiều rắc rối trong công việc chỉ vì chứng hay quên. Tôi năm nay mới 28 tuổi mà đã có triệu chứng của người già nên rất lo lắng” – chị Nguyễn Thùy Dung, Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Tâm Thùy (23 tuổi, Q. 7, TP.HCM) cũng  lo lắng vì gần đây Thùy hay quên đồ. Chìa khóa đã cất vào ngăn bàn nhưng lại cuống cuồng đi tìm khắp nhà. Thậm chí đi mua thuốc cũng để quên thuốc ở tiệm thuốc.
Hiện nay, chứng hay quên của người trẻ ngày càng xuất hiện nhiều

 Khái quát về chứng trẻ hóa của "tật hay quên"

Có thể nói đãng trí đã trở thành nỗi khổ chung của nhiều người trẻ trong nhịp sống hiện đại. Chuyện lúc nhớ, lúc quên không còn là biểu hiện của tuổi già nữa mà đã có 20 – 30% giới trẻ ngày nay gặp các vấn đề về trí nhớ.
Lý giải chứng trí nhớ kém ở người trẻ tuổi, các nhà thần kinh học chỉ ra rằng: Hay quên, kém tập trung có thể xảy ra ở người khỏe mạnh bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của các bệnh lý do thoái hóa thần kinh. Từ 25 tuổi trở đi, các tế bào thần kinh bắt đầu bị thoái hóa và mỗi ngày chúng ta mất khoảng 3000 tế bào quan trọng này. Những người có nhiều áp lực trong công việc, rắc rối trong các mối quan hệ thì số lượng tế bào bị mất đi càng nhiều.
Sở dĩ các tế bào thần kinh già và mất đi khiến chúng ta hay quên là do tác nhân mang tên gốc tự do (free radical) đã được các nhà khoa học nghiên cứu và công nhận.Những tế bào bị tổn thương đầu tiên thường nằm trong vùng não có liên quan đến việc hình thành ký ức mới, người bị suy giảm trí nhớ bắt đầu quên bất chợt các sự kiện gần trong khi vẫn nhớ chính xác những việc đã xảy ra từ lâu.
Ở hình thức nhẹ, người bị suy giảm trí nhớ vẫn sinh hoạt và nhận thức bình thường nên hay chủ quan, không biết rằng đó có thể là những dấu hiệu ban đầu của sa sút trí tuệ, Alzheimer… Ước tính, có khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ trong 3 năm sau đó.
Cuộc sống hiện đại với tình trạng ô nhiễm môi trường, stress, dinh dưỡng nhiễm độc… góp phần làm gốc tự do gia tăng. Đó là nguyên nhân khiến độ tuổi mắc chứng hay quên ngày càng trẻ hơn. Không chỉ có người già, bà bầu, hay phụ nữ sau sinh…mới mắc chứng hay quên. Thống kê gần đây cho thấy, có tới gần 1/3 giới văn phòng gặp các vấn đề về trí nhớ.

Tăng cường trí nhớ như thế nào?

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định các thảo dược, trái cây và rau quả là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống tự do cho cơ thể và bộ não chúng ta. Gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra nhóm chất chống gốc tự do tự nhiên như Anthocyanin, Pterostilbene… trong Blueberry sinh trường ở Bắc Mỹ có khả năng chống gốc tự do mạnh mẽ.


Anthocyanin, Pterostilbene có trọng lượng phân tử nhỏ có thể qua được hàng rào máu não dễ dàng nên có tác dụng trung hòa các gốc tự do bảo vệ tế bào và các khớp nối thần kinh giúp làm chậm quá trình thoái hóa và tăng khả năng phục hồi chức năng nhận thức và vận độngcủa hệ thần; do đó giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả
Nghiên cứu của Trường ĐH Montreal (Canada) đã chỉ ra, các chất chống gốc tự do này kích hoạt 2 men Catalase và Superoxide Dismutase, giữ cho tế bào não không bị vô hiệu hóa sau khi chúng bị các gốc tự do tấn công.
Các bác sĩ khuyên những người gặp chứng hay quên nên thay đổi lối sống, thay đổi công việc, tâm sự với người thân, đi du lịch… để đầu óc được thư giãn. Nếu không bớt thì phải đến thăm khám tại các phòng khám nội thần kinh, sức khỏe tâm thần, tâm lý… để được bác sĩ thăm khám và có chỉ dẫn phù hợp. Đặc biệt, việc bổ sung các sản phẩm giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, hay quên, kém tập trung... có chứa tinh chất Blueberry (xuất xứ vùng Bắc Mỹ) hiện là một xu hướng tiên tiến, được các chuyên gia y tế khuyến cáo sử dụng bởi tính an toàn, hiệu quả và bền vững.
Một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ cùng kết hợp các phương pháp luyện trí não sẽ tăng sức đề kháng cho não bộ của chúng ta một cách nhất. Chẳng ai lại muốn cứ nhớ nhớ quên quên, nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn làm ta mất tự tin vào năng lực bản thân. Nhận diện rõ nguyên căn, bạn có thể tự khắc phục ngay hôm nay để thay đổi chính mình theo hướng tích cực. 

Xem thêm: Đường ảnh hưởng đến trí nhớ như thế nào

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Ánh sáng chi phối cảm xúc của con người như thế nào???

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH Toronto Scarborough (Canada) chỉ ra rằng lượng ánh sáng dịu nhẹ sẽ giúp ta chi phối cảm xúc tốt, đưa ra quyết định hợp lý, sáng suốt hơn.
Hai nhà nghiên cứu Alison Jing Xu và Aparna Labroo đã tiến hành một loạt các nghiên cứu để kiểm tra nghịch lý bất thường của ánh sáng và cảm xúc con người. Ánh sáng dịu nhẹ làm giảm cường độ cảm xúc, cho phép bạn có "chiếc đầu lạnh" khi phải đưa ra những sự lựa chọn khó khăn.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra, mọi người cảm thấy lạc quan hơn vào ngày nắng và hay bị rối loạn cảm xúc trong những ngày ảm đạm. Nhưng giáo sư Xu cho biết: "Chúng tôi thấy rằng vào những ngày nắng, mọi người còn dễ bị trầm cảm hơn".
Để có được nhận định này, các chuyên gia tiến hành khảo sát các tình nguyện viên và yêu cầu họ đánh giá một loạt các sự vật, vị ngọt của nước sốt, hương vị của hai loại nước trái cây hay đo độ nóng giận trước mỗi tình huống... trong hai điều kiện ánh sáng khác nhau.


Các chuyên gia nhận thấy, cảm xúc của những tình nguyện viên thường tăng cao hơn với cường độ ánh sáng mạnh, vì vậy họ sẽ cảm thấy nước sốt đậm hơn, nhân vật trong bộ phim hấp dẫn hơn...  
Giáo sư Xu tin rằng, hiệu ứng ánh sáng có thể tác động đến mức độ tình cảm, gây ra nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Cô nói thêm: "Lượng ánh sáng quá nhiều sẽ tác động đến phản ứng cũng như chi phối cảm xúc của chúng ta. Do đó, với cường độ ánh sáng vừa phải, dịu nhẹ sẽ giúp mọi người đưa ra những quyết định hợp lý hơn, cũng như giải quyết các cuộc đàm phán dễ dàng hơn".  
Ngoài ra ánh sáng còn giúp con người giảm đau. Các nhà khoa học của bộ phận Bio-X thuộc Đại học Stanford (Mỹ) đã dùng liệu pháp gen để tác động đến loài chuột, nhờ vậy có thể dùng ánh sáng chiếu lên chân của chuột làm thay đổi độ nhạy của cơn đau.
Ứng dụng này thuộc kỹ thuật điều biến thần kinh có tên gọi optogenetics. Bắt đầu bằng cách chèn các protein nhạy cảm ánh sáng gọi là opsin vào các dây thần kinh của những con chuột. Các nhà nghiên cứu nhận thấy khi tiếp xúc với các cấp độ và màu sắc khác nhau thì chuột rất nhạy cảm với cơn đau theo chiều tăng hoặc giảm.
Các nhà khoa học tin rằng, nghiên cứu này sẽ giúp hiểu biết sâu sắc hơn về cách chịu đựng cơn đau của từng cá thể và cuối cùng sẽ dùng ánh sáng để điều trị cho con người, đặc biệt là những bệnh nhân suy nhược và mắc bệnh đau mãn tính.
Tạp chí Gizmag dẫn lời Giáo sư Linda Porter của Đại học Stanford cho biết, cách tiếp cận này cho thấy tiềm năng rất lớn để giúp cho hàng triệu bệnh nhân bị đau dai dẳng do tổn thương thần kinh.

Những triệu chứng dễ mắc phải của tổn thương thần kinh mà chúng ta dễ mắc phải như đau đầu, suy giảm trí nhớ, và thường dẫn đến chứng khó ngủ. Các cơn đau tái phát là nguyên căn khiến não bộ thật sự "lao lực" rơi vào trạng thái khó kiểm soát. Xem thêm thức khuya có hại gì

Theo Otiv

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Sự thật về Đường gây nghiện hơn cả cocaine

Từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi, khó ai cưỡng lại sức hấp dẫn của các món ăn ngọt ngon, mà không ngờ tác hại của nó ghê gớm đến vậy. Không chỉ gây thừa cân, béo phì, chế độ ăn giàu đường còn được phát hiện có liên quan đến Alzheimer và nhiều bệnh thoái hóa thần kinh khác.
Theo thống kê năm 2015 của Hiệp hội bệnh Alzheimer quốc tế (ADI), cứ mỗi 3,2 giây lại có 1 người bị chứng mất trí nhớ.

Đường gây nghiện hơn cả cocaine

Qua nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh: bên cạnh việc cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, đường còn tác động đến não bộ con người qua cơ chế của một “chất gây nghiện”.

Tại Hội thảo “Đường trong chế độ ăn, béo phì và các bệnh lý chuyển hóa” do Hiệp hội Béo phì Thế giới tổ chức tại Berlin, Đức hồi cuối tháng 6.2015, Tiến sỹ Serge H. Ahmed (ĐH Bordeaux – Pháp) đã công bố kết quả thực nghiệm chứng minh: đường gây nghiện hơn cả cocaine (có trong ma tuý).
Hình ảnh Đường làm tổn hại não, gây nghiện hơn cả ma túy

Hình ảnh scan não cho thấy, ảnh hưởng của đường lên não bộ cũng giống như ảnh hưởng của cocaine
Nghiên cứu chỉ rõ, về cơ chế, đường khi được hấp thu vào máu sẽ tác động đến vùng tưởng thưởng của não, kích thích não tăng sản xuất ra dopamine – loại hormone tạo cảm giác thích thú, hưng phấn. Cơ chế này y hệt như cơ chế gây nghiện của cocaine khiến cơ thể thích nghi nhanh chóng với trạng thái hưng phấn và có xu hướng mong muốn lặp lại trạng thái này nhiều lần.
Điểm khác biệt duy nhất là khi sử dụng quá liều cocaine, người sử dụng có thể bị nhiễm độc cấp và đe dọa đến tính mạng ngay lập tức; trong khi đó, đường lại tác động âm thầm và dai dẳng, gây các biến chứng bệnh tật nguy hiểm nếu thường xuyên sử dụng quá mức khuyến cáo

Vòng eo càng tăng, trí nhớ càng giảm

Chính vì đường tác động như một “chất gây nghiện”, nên những ai đã thích ăn ngọt sẽ có xu hướng  ăn nhiều hơn và khó từ bỏ. Hậu quả không chỉ là tình trạng béo phì mà còn có thể kéo theo  sự suy thoái trí não nghiêm trọng.  Lạm dụng đường có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến não tương tự như khi ta bị stress cực độ, theo trang tin uy tín Iflscience. Điều này dẫn đến một số trường hợp trí nhớ kém ở người trẻ tuổi 
Trong  khi đó, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, vòng eo càng tăng, trí nhớ càng giảm. Cụ thể, những người thừa cân có chế độ ăn tương tự như chế độ ăn kiểu phương Tây (giàu đường và chất béo) có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các dạng bệnh suy thoái trí não khác lớn hơn so với những người cùng lứa tuổi có trọng lượng bình thường. Thậm chí, ngay cả trẻ 7 tuổi cũng có thể bị suy giảm trí nhớ do chế độ dinh dưỡng dư thừa chất ngọt/ đường và tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể.
Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân Alzheimer thường gặp các dấu hiệu như: hay quên, mất tập trung, choáng váng... Khi đã chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các công việc quen thuộc (không biết cách ăn uống, vệ sinh cá nhân…), gặp vấn đề về ngôn ngữ (quên những từ đơn giản hoặc dùng từ không đúng, rối loạn phát âm như nói lắp, nói khó…), tư duy tụt dốc (không nhận ra được các con số hoặc không thực hiện được các phép tính đơn giản).
Hình ảnh Đường làm tổn hại não, gây nghiện hơn cả ma túy
Chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, Alzheimer và nhiều bệnh lý suy thoái thần kinh khác

Biện pháp bảo vệ não trước sự “tấn công” của đường

Cách trước mắt và cần kíp nhất chính là cắt giảm đường trong khẩu phần ăn hằng ngày về định mức an toàn, đặc biệt là với người “hảo ngọt”, bệnh nhân tiểu đường và người thừa cân, béo phì.
Với nam chỉ nên tiêu thụ đường dưới 150 Kcal/ngày tương đương 9 muỗng cà phê, nữ chỉ tiêu thụ  tối đa 100 Kcal/ngày tương đương 6 muỗng cà phê đường. Lượng đường này chia cho tất cả các loại thức ăn, đồ uống.

Với trẻ em, người già đặc biệt là đối tượng đã bị thừa cân, lượng đường cần hạn chế hơn so với bình thường, chỉ nên dưới 5% tổng năng lượng nạp vào hàng ngày, tương đương 3 muỗng cà phê đường.
Hình ảnh Đường làm tổn hại não, gây nghiện hơn cả ma túy
Chế độ ăn cân bằng giữa 4 nhóm chất (tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin, khoáng chất) giúp bạn duy trì cơ thể khỏe mạnh
Đồng thời, để phòng ngừa Alzheimer, bảo vệ tế bào thần kinh, duy trì trí nhớ bền bỉ, minh mẫn, mỗi người cần lưu ý giữ cân bằng trong cuộc sống, sinh hoạt; cân đối giữa thời gian làm việc - nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc; hạn chế stress; kiểm soát tốt cân nặng, không lạm dụng rượu bia, chất kích thích và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, điều chỉnh giấc ngủ hợp lý. Mất ngủ cũng là 1 trong những tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ rõ rệt. Để biết thức đêm nhiều có hại gì không, bạn nên tự kiểm tra  quỹ thời gian ngủ và xem xét tình trạng sức khỏe của mình. 
1 Phương pháp hữu ích cho Cú Đêm là, mỗi ngày cố gắng mục tiêu : "ngày hôm nay ngủ sớm hơn ngày hôm qua 5 phút" . Có như vậy dần dần, chúng  ta  mới thoát khỏi tình trạng Cú đêm trường kỳ.
Theo Otiv

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Thức khuya có những nguy hại không ngờ

Ai cũng biết thức khuya không tốt, nhưng chúng ta vẫn chủ quan thức tới khuya mới ngủ. Hãy tự yêu lấy bản thân mình vì như vậy bạn mới co sức khỏe chăm sóc những người bạn thân yêu.
Thức khuya, ngủ trễ là tình trạng phổ biến hiện nay của chúng ta trong thời đại số, tác hại khôn lường vì làm thúc đẩy cơ thể tăng hoạt động trao đổi chất, gây căng thẳng não bộ từ đó làm tăng sinh vô số gốc tự do thúc đẩy và làm nặng thêm tình trạng mất ngủ. Cơ mà mất ngủ thì lại dẫn đến chứng lơ đãng. Không được khắc phục một vài đêm mất ngủ sẽ chuyển thành mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe. 


Căng thẳng, thức đêm nhiều dễ gây mất ngủ


Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người bị cuốn vào vòng xoáy của công việc và các mối quan hệ xã hội, khiến cho thời gian ngủ bị giảm đi, tình trạng không ngủ được càng phổ biến.  

Hình ảnh Tác hại không ngờ của thói quen thức khuya đến sức khỏe

Chị Ngọc Hà, 41 tuổi (ngụ tại quận 7, HCM) mệt mỏi với đôi mắt thâm quầng, đến khám tại bệnh viện vì đã liên tục mất ngủ hơn 3 tháng qua. Theo chia sẻ, hàng đêm dù lên giường từ lúc 10 giờ nhưng nằm mãi đến 2 giờ chị mới chợp mắt được, sáng phải thức dậy sớm để đi làm. Công việc căng thẳng mà bản thân chị Hà ngủ mỗi ngày không quá 6 tiếng nên cơ thể lúc nào cũng như đang ở trên mây và ngày càng cảm thấy nhiều áp lực hơn. 

Còn ở những bạn trẻ thường xuyên thức khuya vì cho rằng đó là khoảng thời gian yên tĩnh để hoàn thành tốt công việc, học tập hoặc đơn giản là dành thêm thời gian cho bạn bè, các hoạt động trên mạng xã hội… Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn nguy cơ khiến nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn và dần dần dẫn đến mất ngủ. 

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Proceedings của Viện Khoa học quốc gia (Mỹ) cho thấy sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ có thể khiến con người mất nhiều thời gian để nhắm mắt do tác động của ánh sáng xanh ngăn cơ thể sản xuất hoóc môn cần thiết cho giấc ngủ, làm chậm đồng hồ sinh học. 
Thức khuya còn làm chậm quá trình thải độc của cơ thể, do đó ảnh hưởng đến Sắc đẹp khá rõ rệt, không chỉ vậy nó còn ảnh hường đến quá trình lão hóa nhanh của chúng ta. VÌ SAO??? vì bạn đã tận dụng quá sức chống chọi của cơ thể, cơ thể cần ngủ để phục hồi năng lượng. Ngủ sớm là cách duy trì vẻ đẹp được nhiều phụ tin ưa chuộng. Tuy rằng mỗi độ tuổi cần có chế độ ngủ phù hợp. Vượt qua được cám dỗ để ngủ sớm cũng cần nhiều quyết tâm và động lực. Một trong những cách kéo ta vào giấc ngủ ngon là các bài tập yoga trước khi đi ngủ


Nguy hại ngay trước mắt là thức khuya khó ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, không đủ minh mẫn tỉnh táo trong cuộc sống của bạn, dẫn đến stress đau đầu, giảm hiệu suất công việc. Ngoài ra tình trạng đau đầu kéo dài khiến não bộ dễ rơi vào trạng thái Rối Loạn, bệnh đãng trí sớm ở người trẻ là một điển hình.  

Nguyên nhân gây mất ngủ, thức khuya

Bị mất ngủ phải làm sao đang được cộng đồng quan tâm tìm hiểu. Các nguyên nhân như môi trường sống hiện đại, làm việc căng thẳng, lối sống thiếu khoa học khiến cơ thể tăng sinh gốc tự do. Gốc tư do gây tổn thương thành mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận oxy và chất dinh dưỡng của não bộ, dẫn đến hệ thống thần kinh bị rối loạn. Mất ngủ hay ngủ muộn chính là hệ quả của tác hại từ gốc tự do. Đồng thời, thường xuyên thức đêm ngủ muộn tưởng chừng là do “quen giấc”, “bận rộn” nhưng này khiến hoạt động trao đổi chất diễn ra thường xuyên, quá mức làm sản sinh vô số gốc tự do. Tạo nên một vòng lẩn quẩn: Não bị rối loạn chức năng gây mất ngủ, mất ngủ kéo dài lại làm tổn thương tế bào thần kinh và thoái hóa não. Những “cú đêm” sẽ dễ dàng mắc chứng mất ngủ nếu như không có biện pháp khắc phục việc thức khuya.


Phương pháp cải thiện giấc ngủ 


Ngủ muộn hay mất ngủ chứng tỏ nhịp sinh học bình thường của cơ thể đã bị thay đổi. Để giấc ngủ đến được một cách tự nhiên, bạn cần thay đổi lối sống hàng ngày, tránh xa các thức uống chứa cồn và chất kích thích; ăn uống lành mạnh, hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ; vận động thường xuyên; tránh để rơi vào tình trạng bị mất ngủ

Bên cạnh đó, cần loại bỏ gốc tự do, chăm sóc não để có giấc ngủ sâu. Tinh chất thiên nhiên Anthocyanin, Pterostilbene có trong quả Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) được chứng minh có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do, đồng thời kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Khi gốc tự do được “dọn dẹp”, khả năng máu lưu thông dẫn truyền oxy và dưỡng chất đến não hoạt động trơn tru, chức năng thần kinh được phục hồi và giấc ngủ được cải thiện. 

Tham khảo  ngay mất ngủ nên ăn gì