Hiển thị các bài đăng có nhãn mất ngủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mất ngủ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Cách sử dụng thuốc điều trị suy giảm trí nhớ bạn cần biết

Chúng ta thường vội tìm đến những loại thuốc bổ não khi có dấu hiệu của chứng hay quên, đãng trí, trí nhớ kém… mà chưa hiểu rõ về những loại thuốc này. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu thêm những thông tin hữu ích khi chọn mua thuốc điều trị
Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích khi chọn mua thuốc điều trị suy giảm trí nhớ.

Thực hư về thuốc bổ não? 

Điều đầu tiên cần khẳng định rằng: Trí nhớ của mỗi người được quyết định bởi yếu tố bẩm sinh và quá trình rèn luyện, học tập tích lũy lâu dài kèm theo lối sống lành mạnh. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ não được quảng cáo “trên trời” về hiệu quả tăng cường trí nhớ. Tuy nhiên, thực hư tác dụng của thuốc bổ não như thế nào, hầu hết người tiêu dùng vẫn còn rất mù mờ. 

Thuốc bổ sử dụng sai cách sẽ trở thành “độc dược” 
Dùng thuốc bổ não vô tội vạ có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí gây tử vong nếu dùng quá liều.
Đáng lo ngại, việc tùy tiện sử dụng thuốc bổ, không riêng gì thuốc bổ não rất tràn lan ở mọi lứa tuổi. Đa số những người mua thuốc bổ về đều không cần qua bác sĩ khám và tư vấn. Họ dùng theo kiểu truyền miệng từ người này qua người khác vì tin rằng mọi loại thuốc bổ đều không có tác dụng phụ hay độc tố nên có thể yên tâm sử dụng. 
Theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, thuốc bổ não thường có tác dụng kích thích não khiến người dùng cảm thấy hưng phấn khi sử dụng. Nếu sử dụng liên tục và không theo chỉ định của bác sĩ thì người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc vào thuốc, dùng kéo dài sẽ gây hội chứng tâm thần, rối loạn tập trung. 
Đối với một số loại thuốc bổ thần kinh, bổ não nếu dùng lâu ngày có thể gây rối loạn hành vi, hoang tưởng, suy gan, suy thận, cơ thể bị suy kiệt.
Nhiều loại thuốc bổ, bổ sung vitamin, chất khoáng và các chất bổ khác thường ở dạng viên sủi bọt chứa ion natri. Nếu dùng loại thuốc này nhiều sẽ dẫn đến hấp thu nhiều natri, không có lợi cho sức khỏe, nhất là người đang điều trị bệnh tăng huyết áp, uống thuốc dạng sủi bọt có thể bị tăng vọt huyết áp, gây nguy hiểm.
Một số loại thuốc bổ não thổi phồng tác dụng đánh lừa người tiêu dùng. Các tác dụng phụ của thuốc “bổ não” như hạ huyết áp tạm thời, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, choáng váng, yếu mệt có thể xảy ra. Trên đường tiêu hóa có thể gặp các triệu chứng như ợ nóng, đau bụng, buồn nôn hoặc những phản ứng dị ứng ngoài da… 
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi cần sử dụng bất kỳ loại thuốc gì, cần có sự tư vấn của bác sĩ. Khi đang dùng thuốc, nếu xảy ra các phản ứng bất thường như ngứa, nổi mề đay, khó thở, hoặc cảm thấy rất khó chịu thì ngừng ngay thuốc, đến tái khám ở bác sĩ đã chỉ định thuốc để có xử trí kịp thời, tránh sự cố đáng tiếc.  

Chăm sóc não sao cho đúng?

Theo các chuyên gia, việc điều trị suy giảm trí nhớ bao gồm nhiều khía cạnh như điều trị nguyên nhân thực thể, loại bỏ yếu tố nguy cơ, điều chỉnh các vấn đề tâm lý… Bên cạnh đó, việc chăm sóc não đúng cách cũng là vấn đề  quan trọng hàng đầu giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả.
Não bộ rất cần được hoạt động đều đặn, kể cả đối với người cao tuổi; luyện khả năng ghi nhớ của não bằng các trò chơi trí tuệ hoặc đăng ký học ngoại ngữ; tham gia các hoạt động cộng đồng; biến công việc thành sở thích và cần có nghỉ ngơi phù hợp tránh để đầu óc căng thẳng. 
Ngoài ra, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp; chú ý rèn luyện thể chất; ngủ đủ giấc và tránh các thói quen có hại như sử dụng rượu bia, thuốc lá, thức khuya, làm việc quá sức.v.v…

Lối sống lành mạnh, khoa học giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả
Đặc biệt, để tăng “sức bền” cho trí nhớ, cần đẩy lùi các gốc tự do. Gốc tự do là những nguyên tử hoặc phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng được sinh ra liên tục trong quá trình trao đổi chất của tế bào hoặc hình thành do tác động của các yếu tố bên ngoài như khói bụi, ánh nắng, hóa chất, thực phẩm ô nhiễm, stress… Các nghiên cứu khoa học chuyên sâu đã xác định gốc tự do là “thủ phạm” gây suy giảm trí nhớ, mất ngủ, đau nửa đầu, đặc biệt là đột quỵ não.
Sử dụng tinh chất Blueberry có nguồn gốc thiên nhiên (xuất xứ Bắc Mỹ) đang trở thành xu hướng hiện nay. Các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy, hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry có thể làm vô hiệu hóa các gốc tự do, tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh, giúp tăng cường hoạt động não. Nhờ những hiệu quả mang lại cho sức khỏe, đặc biệt là não bộ, Blueberry đã được giới khoa học mệnh danh là Brainberry.
Đặc biệt, khi Blueberry được kết hợp với tinh chất Ginkgo Biloba sẽ giúp tăng cường lưu lượng máu lên não cung cấp oxy và các dưỡng chất cho não. Qua đó vừa tăng cường bảo vệ vừa nuôi dưỡng tế bào não để duy trì một trí nhớ bền bỉ, minh mẫn.
Lam Anh

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Không phải vô lý mà người ta mất 1/3 cuộc đời dành cho giấc ngủ

Khó ngủ, mất ngủ thường xuyên, ngủ không sâu giấc là triệu chứng thường gặp và khó chịu nhất trong các rối loạn thần kinh. Không chỉ thế, mất ngủ còn có đặc điểm là dai dẳng, khó chữa và dễ tái phát.
Hiểu rõ vòng xoáy bệnh lý của mất ngủ giúp chúng ta ngăn chặn và điều trị chứng bệnh này hiệu quả hơn.
Nguyên nhân não rối loạn gây mất ngủ

Các nghiên c
ứu đã chỉ ra, áp lực cuộc sống hiện đại khiến con người ngày càng ngủ ít hơn. Tâm lý căng thẳng, stress... làm sản sinh vô số gốc tự do. Một mặt gốc tự do làm hẹp lòng động mạch máu nuôi não, mặt khác chúng lại gây hại trực tiếp lên tế bào não. “Hai mặt giáp công” khiến não vừa thiếu máu nuôi, vừa thoái hóa tế bào thần kinh, dẫn đến chức năng não rối loạn. Các vùng não chi phối giấc ngủ không còn phối hợp nhịp nhàng, các truyền dẫn thần kinh bị đứt quãng gây nên mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mộng mị, thức giấc nửa đêm, ngày ngủ gà ngủ gật...Thống kê cho thấy có đến 80% người từng bị mất ngủ và 10-16% trường hợp phải điều trị. Mất ngủ ở người 60 trở lên thường có hai nguyên nhân chính là do bệnh tật và tâm lý. Mất ngủ ở người trong độ tuổi từ 30-50 
thường do yếu tố tâm lý.

Chú ý nếu sử dụng thuốc an thần quá 4-6 tuần thì thuốc sẽ có tác dụng ngược. Thuốc chữa mất ngủ gây ức chế hoạt động não nên sử dụng nhiều sẽ gây rối loạn vận động và hàng loạt tác hại cho sức khỏe. Thống kê tại Đức cho thấy, tỷ lệ đột quỵ não ở người quen dùng thuốc an thần cao gấp ba lần so với người không lệ thuộc thuốc.
Hệ quả mất ngủ lại làm thoái hóa não 
Bản thân mất ngủ cũng tác động ngược đến não như một yếu tố mang tính nhân - quả. Não bị rối loạn chức năng gây mất ngủ, và mất ngủ kéo dài lại làm tổn thương tế bào thần kinh và thoái hóa não. Người bị mất ngủ dài hạn có thể bị giảm tới hơn 20% khối lượng bộ não, gây suy giảm trí nhớ, quên trước quên sau, giảm hiệu quả học tập, làm rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động, giảm động tác về nghề nghiệp, rơi vào trầm cảm...


Gốc tự do sản sinh trong cơ thể càng cao, chứng mất ngủ càng trở nên nghiêm trọng.
Cứ thế, vòng xoáy bệnh lý này ngày càng cộng dồn, làm triệu chứng mất ngủ trầm trọng hơn, dai dẳng và dễ tái phát. Mất ngủ ngắn hạn (một tuần không ngủ được) nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến mất ngủ mãn tính. Khi ấy, mất ngủ tác động lên rất nhiều cơ quan, gây rối loạn tiêu hóa, tăng bệnh tim mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, lúc nào cũng thấy mệt mỏi cả về thể chất và tâm thần...
“Đối đãi” với giấc ngủ
Không phải vô lý khi con người mất 1/3 cuộc đời để dành cho giấc ngủ. Vai trò phục hồi năng lượng của giấc ngủ là vô cùng quan trọng. Giấc ngủ thực sự cần được “đối đãi” như một “thượng khách”. Vì thế, cần đi khám bác sĩ khi mất ngủ hoàn toàn trong một tuần hoặc mất ngủ thường xuyên kéo dài từ một tháng trở lên.
Mất ngủ rất thường gặp do tâm lý căng thẳng, stress... dẫn đến tăng sinh gốc tự do. Lúc này, nên biến những công việc hằng ngày thành sở thích để giảm áp lực cho bản thân và tập cách ứng xử trong cuộc sống. Khi mất ngủ trên ba tháng, cần kết hợp cả liệu pháp tâm lý, thuốc hỗ trợ ngủ (thuốc chống trầm cảm) và thực phẩm hỗ trợ. Ở tuổi 30-40 trở đi, cơ thể bắt đầu suy yếu và cần bổ sung các chất chống gốc tự do thiên nhiên tốt cho mạch máu và não như Anthocyanin, Pterostilbene... để chặn đứng và giảm thiểu các triệu chứng mất ngủ.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Những nguyên nhân gây mất ngủ thường ngày bạn không ngờ

Sau một ngày mệt mỏi chúng ta thường phải lăn vào ngủ thật ngon, nhưng dạo gần đây bạn trở nên khó ngủ, ngủ không sau, thức dậy thì đau đầu mệt mỏi Cùng tìm hiểu các nguyên nhân thường ngày trong thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến giâc ngủ mà bạn gặp phải để khác phục sớm hồi phục sức khỏe

Nguyên nhân không ngờ trong đời sống hằng ngày

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ, có thể chia thành các nhóm sau:

Dinh dưỡng thiếu khoa học:

  • Ăn uống không điều độ: dùng nhiều thức ăn dầu mỡ, thức ăn ngọt, đặc biệt là thói quen trước giờ ngủ còn ăn no sẽ khiến dạ dày phải hoạt động làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể gây ra mất ngủ.
  • Thường xuyên dùng các chất kích thích chứa nhiều caffeine: Thông thường, hệ tiêu hoá cần từ 45 phút đến 1 tiếng để tiêu thụ hết caffeine. Sau đó caffeine sẽ lưu lại trong cơ thể khoảng vài giờ. Đó là lý do tại sao khi uống cà phê hoặc các chế phẩm có caffeine, người ta cảm thấy hưng phấn hơn, kéo dài đến vài tiếng đồng hồ. Vì thế, trước lúc ngủ không nên uống trà hoặc cà phê.
  • Uống rượu bia: không ít người, đặc biệt là cánh mày râu sẽ bất ngờ vì nguyên nhân này bởi đa phần đều nghĩ “uống bia rượu sẽ dễ ngủ hơn”. TS.BS Nguyễn Xuân Cẩm Huyên (khoa y Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng, uống rượu bia nhiều sẽ gây rối loạn giấc ngủ, đặc biệt nếu uống nhiều rượu, bia trước lúc ngủ còn làm cho cơ vùng hầu họng bị nhão ra gây ngáy, có nguy cơ ngưng thở lúc ngủ. Trong những lúc ngưng thở người bệnh sẽ có nguy cơ bị đau tim, loạn nhịp tim, đột quỵ.
Sinh hoạt thiếu điều độ:
  • Nghe nhạc quá lớn hoặc vận động quá nhiều trước lúc ngủ gây kích thích thần kinh hưng phấn… đều là các nguyên nhân góp phần gia tăng tình trạng mất ngủ. Vấn đề này đã được khuyến cáo từ lâu nhưng nhiều người vẫn mắc phải. Bởi sau một ngày lao động mệt mỏi, cơ thể cần được nghỉ ngơi. Nếu bạn vận động hoặc nghe nhạc với âm lượng lớn, tức là đánh thức lại cơ thể và như vậy sẽ gây ra mất ngủ.
  • Ngoài ra, thói quen ngủ trưa quá nhiều, thức đêm ngủ ngày, thường xuyên hút thuốc lá, cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ mất ngủ.
Stress, áp lực cuộc sống:
đây là nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến nhất hiện nay. Khảo sát mới đây của ngành y tế cho thấy, 80% số người đi khám tại các bệnh viện tâm thần trong nước có các chứng bệnh liên quan đến rối loạn giấc ngủ. GS-TS Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam, nhấn mạnh, rối loạn giấc ngủ ở người trưởng thành nhất là ở độ tuổi trung niên, đa phần là do căng thẳng về mặt tâm lý.


Stress và áp lực cuộc sống làm sản sinh ra nhiều gốc tự do
Tác nhân khác: mất ngủ còn có thể do yếu tố ngoại cảnh: ánh sáng, tiếng ồn, ô nhiễm…; bệnh lý đa khoa như viêm khớp, tim mạch…; tác dụng phụ của thuốc gây ra do người dùng sử dụng thêm thuốc điều trị bệnh cảm lạnh thông thường, viêm mũi dị ứng, tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, thuốc tránh thai, hen suyễn và trầm cảm.
Gốc tự do –  “thủ phạm” sâu xa gây mất ngủ: Mất ngủ có nguyên nhân từ nhiều yếu tố nội và ngoại sinh, nhưng qua các nghiên cứu bằng phương pháp sinh học phân tử cho thấy, mất ngủ mãn tính được xem là stress kinh niên của cơ thể gây tổn thương não thông qua kích thích sản sinh quá mức các gốc tự do dưới tác động của căng thẳng, áp lực và quá trình trao đổi chất liên tục của cơ thể.
Các gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu, tạo điều kiện để các thành phần mỡ máu lắng đọng trên thành động mạch tạo thành mảng xơ vữa gây hẹp lòng động mạch. Từ đó, khiến dòng máu lưu thông chậm và cung lượng máu nuôi não không đảm bảo, gây nên thiếu máu não, dẫn tới rối loạn giấc ngủ. Song song đó, khi các gốc tự do tăng sinh sẽ tấn công trực tiếp vào các tế bào thần kinh gây tổn thương, gián đoạn chức năng dẫn truyền thần kinh khiến hoạt động của trung khu điều khiển giấc ngủ tại não gặp trục trặc gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

Chọn lựa thuốc an thần trị mất ngủ có nên không?

Thuốc an thần để điều trị mất ngủ, trên thực tế chính là thuốc ngủ, chỉ là cách gọi khác đi để nhằm “an thần” người tiêu dùng. Lạm dụng thuốc an thần gây ngủ để điều trị mất ngủ mạn tính sẽ dẫn đến những giấc ngủ "cưỡng ép", từ đó gây ra nhiều vấn đề về thần kinh-tim mạch.
Cụ thể, những giấc ngủ “cưỡng ép” do thuốc an thần gây ra sẽ khiến người bệnh ngủ mê mệt, lúc thức dậy cảm thấy toàn thân rã rời, mệt mỏi. Thuốc điều trị mất ngủ còn có thể ức chế trung tâm hô hấp gây chậm nhịp thở. Điều này rất nguy hiểm ở những người có bệnh phổi mạn tính hoặc người béo phì.
Thuốc an thần gây nhiều nguy hại cho sức khỏe người dùng
Khi vào cơ thể, các thuốc an thần đều được chuyển hóa và đào thải qua gan, thận nên nếu dùng kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng hai cơ quan này. Ngoài ra, thuốc an thần còn gây ra nhiều tác dụng phụ có hại như: lú lẫn, ảnh hưởng đến trí nhớ, nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi… Nhưng nguy hại nhất là gây nghiện giống như ma túy. Một khi đã "nghiện" thuốc, bạn rất khó bỏ nó, thiếu thuốc sẽ thấy nhức đầu, mệt mỏi rã rời, không thể tập trung.

4. Lựa chọn đúng phương pháp phòng và cải thiện mất ngủ

Không ít người bị mất ngủ mạn tính do không tìm hiểu kỹ đã chọn nhầm các thuốc ngủ cực mạnh, thuốc an thần gây hại sức khỏe. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng, Phó chủ tịch Hội Thần kinh học TPHCM, để tìm lại được giấc ngủ ngon, cần ngăn chặn từ gốc nguyên nhân gây nên mất ngủ do căng thẳng, stress làm tăng sinh và gia tăng hoạt động của các gốc tự do gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và mạch máu não.
Gần đây, nhờ sự tiến bộ của sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy hai hoạt chất sinh học thiên nhiên quý Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) được chứng minh có tác dụng ưu việt chống gốc tự do.
Bằng công nghệ chiết xuất hiện đại, hai hoạt chất này có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch máu; ngăn chặn và làm chậm sự hình thành mảng vữa xơ, huyết khối; giúp tăng cường vận chuyển oxy và dưỡng chất lên não giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ, ngủ không gián đoạn.
Đồng thời hai hoạt chất trong Blueberry còn kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể, khôi phục chức năng truyền dẫn thần kinh và đảm bảo hoạt động của trung khu thần kinh quản lý giấc ngủ tự nhiên. Từ đó cải thiện mất ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Gốc tự do sản sinh nhiều hình thành các mảng xơ vữa, cản trở lưu thông máu lên não
Bên cạnh sử dụng thuốc cải thiện tình trạng mất ngủ, theo các khuyến cáo khoa học, để hỗ trợ thuốc phát huy tốt hiệu quả, người bị mất ngủ mạn tính cần thay đổi lối sống, tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường vận động, hạn chế bị stress, căng thẳng, từng bước giảm thiểu các tác nhân ngoại cảnh làm sản sinh ra nhiều gốc tự do.

Theo cách trị mất ngủ hiệu quả nhất

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Mất ngủ vì nhan sắc điêu tàn hay tàn tạ vì mất ngủ quá lâu

Quỹ thời gian eo hẹp trong khi phụ nữ vùa đảm việc nhà lo việc kiếm tiền, không ít chị em gặp phải vấn đề stress. Điều đó dễ dàng dẫn đến mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống mà còn dẫn tới các bệnh nguy hiểm. Tìm hiểu cách khắc phục đơn giản và hiệu quả chứng mất ngủ là vấn đề nhức nhối của không ít chị em đang và vừa ngấp nghé bước vào độ tuổi 40. Bên cạnh việc làm cơ thể uể oải, tâm trạng cáu gắt, mất ngủ còn gây ảnh hưởng đến làn da, mái tóc, vóc dáng và cả sức khỏe phái đẹp.

Phụ nữ “khổ trăm đường” vì mất ngủ

Chỉ cần qua một thời gian ngắn mất ngủ, phái đẹp phải đối mặt với nhiều nỗi lo vì nhan sắc nhanh chóng “tụt dốc”:
-         Da nhăn, khô, sạm
Làn da khô, thần thái kém tươi tắn, mắt thâm quầng… là những biểu hiện điển hình sau một đêm dài mất ngủ. Bởi thực tế, mất ngủ hay ngủ không đủ giấc là nguyên nhân chính làm rối loạn điều tiết da, khiến làn da trở nên xấu dần và thiếu sức sống.
Hình ảnh Mất ngủ - “kẻ thù” của nhan sắc phụ nữ
Khác xa với việc sử dụng đủ loại sản phẩm bôi đắp lên da, các chuyên gia nhấn mạnh: một trong những bí quyết để có làn da đẹp chính là giấc ngủ ngon.
Lý giải về mối quan hệ mật thiết giữa giấc ngủ và sức khỏe làn da, người ta phát hiện: khi ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ tăng tiết hormone cortisol, phá vỡ cấu trúc collagen khiến làn da kém mịn màng, săn chắc, da trở nên khô, tối màu, sạm nám và chảy xệ. Chưa hết, mất ngủ còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm da như nổi mụn, dị ứng ở phụ nữ trung niên, bị nhức đầu làm tâm trạng mệt mỏi dễ bốc hỏa.
-         Tăng cân
Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã đưa ra nhận định chứng minh: những người bị mất ngủ thường xuyên sẽ làm tăng lượng ghrelin (loại hormone có tác dụng kích thích thèm ăn) cao hơn những người ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ngày). Họ cũng có khuynh hướng ăn nhiều chất ngọt và tinh bột trong những đêm không ngủ được. Không những thế, tình trạng mất ngủ thường xuyên còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động của một số hormone đốt cháy calo thừa trong cơ thể.
Hình ảnh Mất ngủ - “kẻ thù” của nhan sắc phụ nữ
Việc đảm bảo thời lượng giấc ngủ đủ, đều đặn cũng là yếu tố quan trọng trong việc điều chỉnh cân nặng, giữ cơ thể khoẻ mạnh và cân đối.
-         Rụng tóc
Tóc không chỉ là một phần của cơ thể mà còn là một biểu tượng của vẻ đẹp và sức khỏe người phụ nữ. Một mái tóc khô, thưa, thiếu sức sống, thường xuyên gãy rụng “tiết lộ” nhiều vấn đề đáng ngại về sức khỏe. Trong số các nguyên nhân gây rụng tóc, mất ngủ là chính là một lý do đáng lo ở nữ giới.
Ban đêm là giai đoạn nghỉ ngơi, phục hồi của cơ thể và trí não. Khi bạn mất ngủ, tuần hoàn máu lên não và da đầu giảm gây ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng tóc khiến tóc dễ gãy rụng.
Không chỉ là kẻ thù của nhan sắc, mất ngủ còn gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như rối loạn kinh nguyệt, tăng huyết áp, tim mạch, ảnh hưởng sinh lý, suy nhược cơ thể…

Bí quyết chữa mất ngủ cho nữ hiệu quả

Với phụ nữ trung niên, mất ngủ thường bắt nguồn từ những căng thẳng, stress hoặc trầm cảm do công việc và gia đình, dạy dỗ con cái, những mối bận tâm lo lắng về các mối quan hệ xã hội…
Căng thẳng thần kinh gây mất ngủ là yếu tố chính làm tăng sinh gốc tự do. Gốc tự do tấn công mạnh vào thành động mạch não gây nên những tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối làm hẹp động mạch, gây thiếu máu não, cản trở máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não. Tế bào não vì thế thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng tới cấu trúc của hệ thần kinh gây ra những rối loạn cho cơ thể, gây mất ngủ và nhiều hệ lụy đến sức khỏe.
Do đó, loại bỏ yếu tố gây căng thẳng, stress, giữ cho tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái là phương pháp chống mất ngủ mà đơn giản. Tuy nhiên để trị chứng mất ngủ tận gốc, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc bổ sung vào cơ thể là thật sự cần thiết, vậy ăn gì ngủ ngon ?
Quá trình bổ sung chất dinh dưỡng cần các hoạt chất chống gốc tự do từ thiên nhiên có tác dụng tốt trong việc bảo vệ mạch máu não và tế bào thần kinh, giúp điều hòa chức năng não, từ đó phục hồi nhịp sinh học bình thường cho giấc ngủ.
Hình ảnh Mất ngủ - “kẻ thù” của nhan sắc phụ nữ
Tinh chất thiên nhiên từ Blueberry có trong OTiV được chứng minh giúp chống gốc tự do, cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả
Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện, các hoạt chất sinh học có trong Blueberry (có nguồn gốc từ Bắc Mỹ) có tác dụng kích hoạt hai loại enzym bảo vệ não là: Catalase và Superoxide dismutase một cách hiệu quả. Các enzym này có chức năng “dọn dẹp” các gốc tự do sản sinh ra trong quá trình oxy hóa. Nhờ đó, mạch máu não trở nên trơn tru, giúp cho hệ thần kinh hoạt động hiệu quả và cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng giấc ngủ, nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ; phòng ngủ luôn giữ thoáng và yên tĩnh; không nên uống cà phê, rượu bia, trà đậm đặc và các thức uống có chất kích thích khác vào buổi tối cũng như lạm dụng thuốc trị mất ngủ.
Một khi giấc ngủ được cải thiện, thần kinh não bộ được hoạt động nhịp nhàng, phái đẹp dễ dàng giữ gìn nhan sắc và sức khỏe, nâng tầm chất lượng cuộc sống.