Hiển thị các bài đăng có nhãn #bi nhuc dau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn #bi nhuc dau. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Đừng để cơn đau đầu cản trở cuộc sống của bạn - Tham khảo các lời khuyên hữu ích

Khi bị đau đầu, nhiều người thường chỉ muốn giải quyết cơn đau nhanh chóng bằng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cách này vừa không khắc phục được “gốc rễ” cơn đau vừa có nhiều tác dụng phụ.
Vì thế, khi bị đau đầu, bạn cần nên làm theo các bước sau đây. Áp dụng các bước này sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau đầu hiệu quả.

Nhận diện tính chất cơn đau

Đau đầu,bị nặng đầu là triệu chứng chung của nhiều bệnh. Nhưng hiện nay, nhiều người lại nhầm lẫn giữa các bệnh lý đau đầu như đau nửa đầu với các bệnh khác như viêm xoang hay nhức đầu thông thường dẫn đến tâm lý chủ quan, rất nguy hiểm.
Do đó, chúng ta cần biết một số triệu chứng cơ bản của bệnh đau nửa đầu có liên quan đến bệnh lý mạch máu não để phân biệt với các chứng đau đầu do các bệnh khác.
Nhức đầu do căng thẳng:
Thường xảy ra ở cả hai bên đầu. Cường độ cơn đau từ nhẹ đến trung bình., cụ thể bạn sẽ có cảm giác đầu bị thắt chặt, nhưng không đau theo nhịp đập.
Đau đầu do viêm xoang:
Người bệnh cảm thấy như có áp lực đè nặng ở lông mày, má hoặc trán. Đau có nặng hơn khi cúi mặt về phía trước. Có thể kèm theo sốt, mệt mỏi và có triệu chứng điển hình là chảy nước mũi, đau họng và cảm giác đau nhức hốc mắt, nhức răng hàm trên.
Đau đầu do thay đổi thời tiết:
Thời tiết nóng bức khiến bạn mệt mỏi, cảm giác đau nhức như có vật gì đó khiến đầu bạn nặng lên. Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân của các cơn đau này là do ánh nắng chói chang. Khi sóng ánh sáng phản xạ với các mặt phẳng như mặt nước, bãi cát, mái nhà và vỉa hè, chúng tăng cường tác động lên mắt của chúng ta. Các tác động này có thể ảnh hưởng tiêu cực lên đồi thị của não bộ, một trung tâm nơi các tín hiệu đau được xử lý.
Đau nửa đầu:
Theo các số liệu thống kê, những người trong độ tuổi từ 20-45 là nhóm rất dễ mắc bệnh đau nửa đầu. Trong đó, phụ nữ chiếm đến 3/4 số người mắc.
Đau nửa đầu có tính chất đau theo từng cơn, đau buốt nhói một bên hoặc cả đầu theo nhịp đập kèm theo cứng và đau cổ kéo dài 4 tiếng.
Hình ảnh Khi bị đau đầu nên làm gì: những lời khuyên tốt nhất cho bạn
Bệnh nhận đau nửa đầu thường có kèm theo chóng mặt, hoa mắt, dễ cáu kỉnh, dễ kích động sợ ánh sáng, tiếng động, nôn và buồn nôn
Nếu số ngày đau đầu trên 15 ngày/tháng, liên tục trong 3 tháng thì đó là đau đầu mãn tính.

Đến khám tại các chuyên khoa

Nhận diện tính chất cơn đau sẽ phần nào giúp bạn phân biệt được một số bệnh lý và tìm đến đúng các chuyên khoa để chẩn đoán. Ngoài ra, cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất cơn đau sẽ giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán hơn.
Để xác định chính xác tình trạng, mức độ và nguyên nhân gây đau đầu, bạn cần đến khám tại cái chuyên khoa để tiến hành các xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng như X-quang, CT scan hoặc MRI scan.
Một điều cần lưu ý là bạn không nên cố gắng chịu đựng cơn đau hoặc uống thuốc giảm đau vì điều này rất nguy hiểm. Đặc biệt, nếu bạn đang bị đau nửa đầu mà không được kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, mất thị lực, mù vĩnh viễn và nặng nhất là đột quỵ não,...

Phòng ngừa và kiểm soát cơn đau

Hiện nay, có đến 11% dân số trưởng thành trên thế giới đang phải gánh chịu các cơn đau đầu. Trong đó, nhân viên văn phòng, người thường xuyên căng thẳng, stress chiếm tỉ lệ khá cao.
đau đầu sau gáy và đau nửa đầu có mối liên quan với nhau. Đau đầu thông thường do áp lực công việc sẽ gây căng thẳng, trong khi đó căng thẳng là một trong những yếu tố sản sinh gốc tự do - là một trong những tác nhân nguy hiểm gây lắng đọng ở thành mạch máu, thúc đẩy quá trình xơ vữa, làm hẹp lòng động mạch khiến máu dẫn oxy về nuôi não trở nên khó khăn.
Ngoài ra, gốc tự do và các hóa chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở não làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm và sản sinh chất gây giãn mạch làm tổn thương nội mạc mạch máu, gây nên những cơn đau đầu, đau nửa đầu.
Do đó, cân bằng trạng thái tinh thần là một trong những cách giảm đau đầu và phòng ngừa đau nửa đầu.Lời khuyên cho những người thường xuyên phải đối mặt với tình huống căng thẳng là tập thư giãn với yoga, thiền định, chăm sóc cây cối… hoặc bất cứ điều gì giúp tìm thấy sự bình tĩnh và tạm thời dập tắt những lo lắng trong tâm trí.
Hình ảnh Khi bị đau đầu nên làm gì: những lời khuyên tốt nhất cho bạn
Mỗi khi đau đầu, nên dành nên để cơ thể nghỉ ngơi, hít thở thư giãn
Rất nhiều người rất bận rộn nghĩ việc dành thời gian cho việc nghỉ ngơi là xa xỉ. Tuy nhiên nếu dành 10 phút thư giãn chúng ta có thể sử dụng thời gian tiếp theo tốt hơn so với việc tiếp tục gồng mình gắng gượng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên nên có một chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp luyện tập thể dục và duy trì các thói quen lành mạnh. Người bị  đau đầu buồn nôn lạnh người cũng được khuyến cáo nên bổ sung các tinh chất thiên nhiên nhằm chống lại gốc tự do để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là não bộ.
Mẹo nhỏ hằng ngày giúp giảm đau đầu
  • Uống đủ nước, khoảng 8 đến 12 ly nước mỗi ngày để giảm đau đầu.
  • Xoa dầu khuynh diệp trên trán, vai và cổ để giảm đau do viêm xoang
  • Massage: bắt đầu bằng cách xoa bóp thái dương nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, sau đó, di chuyển đến trán và tai.
  • Chườm lạnh: sử dụng một túi nước đá hoặc một chiếc khăn lạnh chườm mát vào trán, để khoảng 5-10 phút.
  • Lựa chọn Thời gian ngủ thích hợp để giải độc cho não chống lại cơn đau đầu

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Vì sao hay bị đau đầu khi mới tỉnh dậy

Thay vì có cảm giác sảng khoái, tràn đầy năng lượng, bạn lại thường đau đầu mỗi khi ngủ dậy? Nguyên nhân chủ yếu khiến đau đầu khi thức dậy chính là do giấc ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc. 

Sau một giấc ngủ dài hay ngắn có bao giờ bạn thấy đau đầu sau gáy, mệt mỏi, bị nặng đầu. Không hiểu vì sao mình ngủ đủ mà vẫn không tỉnh táo. Nếu không tìm ra những yếu tố đang ảnh hưởng đến giấc ngủ và xử lý kịp thời, cơn đau của bạn sẽ ngày càng gia tăng và có thể tiến triển thành những bệnh lý nguy hiểm.

Môi trường

Đa số người đau đầu thức dậy sau giấc ngủ trưa là nhân viên văn phòng, công nhân nhà máy vì ngủ ngay tại phòng làm việc hoặc tại xưởng. Tiếng ồn từ bàn phím máy vi tính, tiếng click chuột, tiếng máy hoạt động hoặc ngay cả tiếng sột soạt, thì thầm của những người trong phòng cũng làm giấc ngủ của bạn không được ngon. Đôi khi chính bạn cũng có giảm giác không biết mình có ngủ được hay không.

Hình ảnh 6 nguyên nhân khiến bạn đau đầu khi ngủ dậy

Quá ồn ào và không khí không thoáng sạch là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu, thậm chí là đau đầu sau gáy khi thức dậy.

Ngoài ra, bụi bặm, khói thuốc lá, mùi dầu nhớt, hóa chất, mùi nước hoa, mùi nước xịt phòng, mùi xà bông giật chăn drap gối cũng khiến bạn khó ngủ. Cũng có thể nguyên nhân khiến bạn đau đầu mỗi khi thức dậy là do căn phòng bạn ngủ bị ngột ngạt, thiếu oxy.

Bạn cũng nên xem lại ánh sáng trong phòng vì đây là yếu tố liên quan trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Ánh sáng ảnh hưởng đến việc sản xuất melatonin - loại hormone điều khiển giấc ngủ. Lượng melatonin sản sinh ra nhiều sẽ giúp bạn ngủ ngon giấc hơn và mức độ melatonin tỉ lệ nghịch với ánh sáng trong phòng. 

Gối và tư thể ngủ

Cần chú ý không nằm gối quá cao vì làm cho cơ cổ bị cứng, gập gây khó thở và đau đầu phía sau. Không nên nằm sấp vì khi ngực bị đè ép khiến hoạt động của tim và phổi không được thuận lợi và không cung cấp đủ oxy khi ngủ.

Dùng nhiều chất kích thích

Trà, cà phê, socola, nước ngọt có gas…là những đồ ăn thức uống khiến bạn khó đi vào giấc ngủ vì caffeine chứa trong đó vừa là chất gây kích thích vừa có tính lợi tiểu nên làm phải đi tiểu nhiều lần trong đêm.

Hình ảnh 6 nguyên nhân khiến bạn đau đầu khi ngủ dậy

 Rượu có thể giúp bạn dễ vào giấc nhưng lại khiến giấc ngủ chập chờn gây đau đầu khi thức dậy

Nhiều người nghĩ uống rượu sẽ giúp dễ ngủ hơn như điều này lại không đúng. Vì uống rượu trong vòng một giờ trước khi ngủ sẽ gây xáo trộn nửa giấc ngủ cuối. Người uống rượu sẽ ngủ chập chờn hay tỉnh giấc và ngủ lại rất khó khăn. 

Sử dụng thiết bị điện tử

Làm việc trên máy vi tính, laptop, chơi game trên ipad, nghe gọi, nhắn tin trên điện thoại quá lâu trước khi đi ngủ khiến bạn khó ngủ vừa khiến eo hẹp thời gian ngủ. Trong khi đó, thức, khuya, ngủ trễ, thiếu ngủ chính là thủ phảm gây ra những cơn đau khi ngủ dậy. 

Căng thẳng

Stress là nguyên nhân chính khiến bạn không nhận được một giấc ngủ ngon vào ban đêm. Hơn nữa còn khiến bạn lâm vào trạng thái bồi hồi, khó ngủ Vì vậy, hãy ngừng suy nghĩ về những căng thẳng trong cả ngày và ngày hôm sau để có được một giấc ngủ tốt hơn vào ban đêm. 

Thiếu máu não

Nếu những nguyên nhân kể trên không phải là lý do khiến bạn mất ngủ và đau đầu khi thức dậy, rất có thể bạn đang bị thiếu máu não. 

Triệu chứng kèm theo khi bị thiếu máu não ngoài đau đầu còn có chóng mặt nhất là khi thay đổi tư thế, khó ngủ, trằn trọc ban đêm, ngày lại ngủ gà ngủ gật, ù tai, nghe kém, mờ mắt và đôi khi đau, tê buốt…

Hình ảnh 6 nguyên nhân khiến bạn đau đầu khi ngủ dậy

Khi xác định nguyên nhân chính xác là thiếu máu não, bạn cần điều trị kịp thời để giảm các triệu chứng trong đó có đau đầu. 

Riêng đối với trường hợp này, nguyên nhân gây đau đầu không chỉ là do thiếu ngủ mà vấn đề chính là do não không được cung cấp đủ lượng máu nuôi cần thiết.

Do đó, để phòng ngừa và kiểm soát cơn đau hiệu quả, ăn gì để ngủ ngon cũng là một yếu tố quan trọng, bạn nên bổ sung thêm các hoạt chất thiên nhiên có tác dụng tăng cường máu lên não, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh lý mạch máu não, cải thiện hiệu quả tình trạng đau đầu khi ngủ dậy

Nguồn: Otiv.com.vn