Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

NGHIỆN SMARTPHONE: CÓ PHẢI BIỂU HIỆN CỦA CHỨNG RỐI LOẠN NHƯ NGHIỆN THUỐC PHIỆN

Cảm giác bất an khi quên điện thoại ở nhà, mang điện thoại di động vào phòng tắm, để điện thoại bên cạnh khi ngủ, thường xuyên cập nhật mạng xã hội thay vì giao tiếp trực tiếp với mọi người… Đó đều là những biểu hiện của một hội chứng mới được các nhà khoa học Anh gọi tên là Nomophobia (no-mobile-phone phobia) - nỗi ám ảnh khi không có điện thoại di động bên người, mà đa phần không ai biết mình đang gặp hội chứng này.

Một người kiểm tra điện thoại 34 lần mỗi ngày
Theo các nhà tâm lý học, chứng nghiện smartphone cũng tương tự với một số cơn nghiện khác, đều có liên quan đến việc rối loạn điều hòa dopamine.
Mỗi khi nhận được một thông báo từ điện thoại, não sẽ tiết ra dopamine và nói với bạn rằng có một thứ gì đó hấp dẫn, cho dù đó có thể là một tin nhắn từ người lạ, email hoặc bất cứ thứ gì”, David Greenfield - Trợ lý giáo sư tâm thần học tại đại học y Connecticut cho hay. “Vấn đề nằm ở chỗ bạn không biết thông báo đó có nội dung gì và khi nào nó xuất hiện. Điều này sẽ thôi thúc não bộ liên tục kiểm tra chiếc điện thoại”.
Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Anh trên 2163 tình nguyện viên cho thấy gần 53% người sử dụng điện thoại di động ở Anh có xu hướng lo lắng khi "làm mất điện thoại di động, phải tắt nguồn để họp công việc hay thi cử, hết pin, hết tiền hoặc nằm ngoài vùng phủ sóng".
nghien-smartphone-gay-hai-cho-nao
Ngoài nỗi sợ khi không thể liên lạc với người khác, nhiều người lệ thuộc vào các chiếc điện thoại vì vì vô số các tiện ích của chúng như kiểm tra email, chơi game, chụp ảnh và nghe nhạc. Nhiều người còn ôm điện thoại khi đi ngủ như ôm một con gấu bông.
Tại Mỹ, chứng nghiện smartphone càng trở nên tồi tệ. Thống kê ở đây cho thấy:
  • Cứ 3 người thì có 2 người để điện thoại bên cạnh khi ngủ.
  • 34% trả lời cuộc gọi của họ trong khi đang trong 1 cuộc họp hoặc cuộc hẹn với đối tác.
  • Cứ 5 người lại có 1 chấp nhận đi chân trần ra đường trong một tuần, chứ không thể không đụng đến điện thoại.
  • Hơn 50% số người được phỏng vấn không bao giờ tắt điện thoại.
  • 75% số người được hỏi thường xuyên dùng điện thoại trong phòng tắm.
Nomophobia - nghiện smartphone là một dạng rối loạn tâm thần
Hội chứng Nomophobia đang trở nên một cơn sốt lây lan toàn thế giới. Nằm trong khu vực châu Á với 2,5 tỉ người dùng điện thoại di động, Singapore là một trong những nước có tỷ lệ người mắc chứng nghiện điện thoại di động cao nhất thế giới. Thậm chí Singapore còn có hẳn đội ngũ chuyên gia nghiên cứu chứng bệnh này và thành lập một trung tâm y tế chữa các bệnh liên quan tới công nghệ.
Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên mở các trại cai nghiện điện thoại theo phong cách quân đội. Cố vấn tâm lý Thomas Lee của trường cũng cho rằng các nước khác tại châu Á cũng nên phân loại bệnh nghiện smartphone như một chứng “rối loạn thần kinh”: “Smartphone ảnh hưởng đến tâm trạng của một người gần giống thuốc phiện. Khi không được tiếp xúc với điện thoại, các con nghiện sẽ cảm thấy bồn chồn, khó chịu, căng thẳng thậm chí tức giận.” Trong khi đó, lo lắng hay căng thẳng là một trong những nguyên nhân làm tăng sản sinh gốc tự do tấn công và phá hủy cấu trúc tế bào não gây ra các bệnh lý thoái hóa thần kinh và bệnh lý mạch máu não, dẫn đến hiện tượng bệnh mất ngủ về đêm. Ngoài ra, nghiện Smart phone còn nguy hại sau thời gian dài khi chúng ta dễ dàng lâm vào tình trạng hay nhớ trước quên sau, đặc biệt là trí nhớ kém ở người trẻ tuổi
nghien-smartphone-gay-hai-cho-nao
Một số nhà tâm lý học đã đề xuất đưa nomophobia vào chương trình chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM), được coi là chương trình cao nhất để bảo vệ sức khỏe con người.
Mới đây, một trung tâm nghiên cứu và chữa trị loại bệnh này đã được mở ra ở phía Nam California. Tùy theo các mức độ nghiện điện thoại di động của người dùng mà các bác sĩ ở đây sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau từ những cách đơn giản như giảm dần thời lượng sử dụng điện thoại cho đến quyết liệt như cấm sử dụng các thiết bị công nghệ trong một thời gian dài.
Mọi quốc gia đều nhận định hội chứng Nomophobia là một vấn đề xã hội cần được y học hóa để giảm thiểu nhiều hơn tác hại gây ra trên não bộ, thị giác, hành vi và vô số vấn đề sức khỏe khác. Không chỉ thói quen dán mắt vào màn hình điện thoại mới gây hại, cảm giác căng thẳng, lo sợ hoặc tuyệt vọng khi tách rời chiếc điện thoại càng kích thích nảy sinh nhiều cảm xúc tiêu cực ở người dùng smartphone, khiến họ không thể tập trung vào công việc và phải liên tục kiểm tra thông báo mới trên điện thoại.
Làm gì để tránh mắc phải hội chứng Nomophobia?
Điện thoại di động là phát minh vĩ đại khi đem lại rất nhiều lợi ích. Vì thế, không có lý do gì bạn phải từ chối sử dụng chúng. Thế nhưng, hãy sử dụng chừng mực, đừng để lệ thuộc vào chúng. Hãy giữ điện thoại bên mình phòng trường hợp khẩn cấp, nhưng khi bạn ở cạnh người khác, hay ưu tiên cho họ hơn cả, đồng thời thực hiện một số điều sau:
  • Cân bằng giữa thời gian nhìn vào màn hình và thời gian tiếp xúc với người khác.
  • Mỗi tháng nên dành một ngày sống không công nghệ, con người sẽ cảm thấy được giải phóng.
  • Đặt điện thoại cách xa ít nhất 5m trước khi đi ngủ. Việc này sẽ bảo vệ sức khỏe người dùng đồng thời tăng hiệu quả của chức năng “Báo thức”. 
Bạn thường hay lo sợ người thân không thể liên lạc khi bạn quên hay điện thoại bị hết pin? Giải pháp khác bao gồm cung cấp cho bạn bè một số điện thoại liên hệ thay thế khi cần thiết như điện thoại nhà, công ty và lưu trữ những số điện thoại quan trọng ở một nơi khác nhằm tránh thất lạc khi bị mất điện thoại di động.

Nguồn theo http://otiv.com.vn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét