Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Không phải vô lý mà người ta mất 1/3 cuộc đời dành cho giấc ngủ

Khó ngủ, mất ngủ thường xuyên, ngủ không sâu giấc là triệu chứng thường gặp và khó chịu nhất trong các rối loạn thần kinh. Không chỉ thế, mất ngủ còn có đặc điểm là dai dẳng, khó chữa và dễ tái phát.
Hiểu rõ vòng xoáy bệnh lý của mất ngủ giúp chúng ta ngăn chặn và điều trị chứng bệnh này hiệu quả hơn.
Nguyên nhân não rối loạn gây mất ngủ

Các nghiên c
ứu đã chỉ ra, áp lực cuộc sống hiện đại khiến con người ngày càng ngủ ít hơn. Tâm lý căng thẳng, stress... làm sản sinh vô số gốc tự do. Một mặt gốc tự do làm hẹp lòng động mạch máu nuôi não, mặt khác chúng lại gây hại trực tiếp lên tế bào não. “Hai mặt giáp công” khiến não vừa thiếu máu nuôi, vừa thoái hóa tế bào thần kinh, dẫn đến chức năng não rối loạn. Các vùng não chi phối giấc ngủ không còn phối hợp nhịp nhàng, các truyền dẫn thần kinh bị đứt quãng gây nên mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mộng mị, thức giấc nửa đêm, ngày ngủ gà ngủ gật...Thống kê cho thấy có đến 80% người từng bị mất ngủ và 10-16% trường hợp phải điều trị. Mất ngủ ở người 60 trở lên thường có hai nguyên nhân chính là do bệnh tật và tâm lý. Mất ngủ ở người trong độ tuổi từ 30-50 
thường do yếu tố tâm lý.

Chú ý nếu sử dụng thuốc an thần quá 4-6 tuần thì thuốc sẽ có tác dụng ngược. Thuốc chữa mất ngủ gây ức chế hoạt động não nên sử dụng nhiều sẽ gây rối loạn vận động và hàng loạt tác hại cho sức khỏe. Thống kê tại Đức cho thấy, tỷ lệ đột quỵ não ở người quen dùng thuốc an thần cao gấp ba lần so với người không lệ thuộc thuốc.
Hệ quả mất ngủ lại làm thoái hóa não 
Bản thân mất ngủ cũng tác động ngược đến não như một yếu tố mang tính nhân - quả. Não bị rối loạn chức năng gây mất ngủ, và mất ngủ kéo dài lại làm tổn thương tế bào thần kinh và thoái hóa não. Người bị mất ngủ dài hạn có thể bị giảm tới hơn 20% khối lượng bộ não, gây suy giảm trí nhớ, quên trước quên sau, giảm hiệu quả học tập, làm rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động, giảm động tác về nghề nghiệp, rơi vào trầm cảm...


Gốc tự do sản sinh trong cơ thể càng cao, chứng mất ngủ càng trở nên nghiêm trọng.
Cứ thế, vòng xoáy bệnh lý này ngày càng cộng dồn, làm triệu chứng mất ngủ trầm trọng hơn, dai dẳng và dễ tái phát. Mất ngủ ngắn hạn (một tuần không ngủ được) nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến mất ngủ mãn tính. Khi ấy, mất ngủ tác động lên rất nhiều cơ quan, gây rối loạn tiêu hóa, tăng bệnh tim mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, lúc nào cũng thấy mệt mỏi cả về thể chất và tâm thần...
“Đối đãi” với giấc ngủ
Không phải vô lý khi con người mất 1/3 cuộc đời để dành cho giấc ngủ. Vai trò phục hồi năng lượng của giấc ngủ là vô cùng quan trọng. Giấc ngủ thực sự cần được “đối đãi” như một “thượng khách”. Vì thế, cần đi khám bác sĩ khi mất ngủ hoàn toàn trong một tuần hoặc mất ngủ thường xuyên kéo dài từ một tháng trở lên.
Mất ngủ rất thường gặp do tâm lý căng thẳng, stress... dẫn đến tăng sinh gốc tự do. Lúc này, nên biến những công việc hằng ngày thành sở thích để giảm áp lực cho bản thân và tập cách ứng xử trong cuộc sống. Khi mất ngủ trên ba tháng, cần kết hợp cả liệu pháp tâm lý, thuốc hỗ trợ ngủ (thuốc chống trầm cảm) và thực phẩm hỗ trợ. Ở tuổi 30-40 trở đi, cơ thể bắt đầu suy yếu và cần bổ sung các chất chống gốc tự do thiên nhiên tốt cho mạch máu và não như Anthocyanin, Pterostilbene... để chặn đứng và giảm thiểu các triệu chứng mất ngủ.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Lý giải cơn đau đầu khi đến kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ khổ trăm đường, vậy mà mỗi tháng còn bị hành, mà không phải hành 1 kiểu, có người đau lưng, người đau đầu, người nôn ói và hầu hết ai cũng trải qua những cơn đau đầu khó chịu mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp bạn giảm đau đầu, để chứng bệnh này không còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt thường ngày.

Vì sao thường đau đầu khi đến kỳ kinh nguyệt ?

Những cơn đau đầu trong chu kỳ kinh nguyệt có khi đau dữ dội, cũng có khi bạn chỉ bị đau một nửa đầu, dạng này là phổ biến hơn hết, được gọi là “đau nửa đầu khi hành kinh” (menstrual migraine).
Đa số người bị chứng đau nửa đầu là phụ nữ và đến 60 - 70% phụ nữ bị chứng bị nhức đầu nói rằng họ bị đau đầu là do có liên quan đến kinh nguyệt.
Những cơn đau này thường xuất hiện trước “những ngày đèn đỏ” của bạn một vài ngày, kéo dài trong những ngày ấy và giảm dần khi kết thúc kỳ kinh. Nặng hơn thế các chị em phụ nữ chúng ta còn bị đau đầu buồn nôn lạnh người kèm theo cảm giác hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, căng tức ngực, tinh thần thiếu ổn định, dễ nổi giận, dễ buồn phiền, tâm trạng bồn chồn,…
Phần lớn nguyên nhân gây ra cảm giác đau đầu này là do sự biến động của lượng estrogen trong cơ thể khi chuẩn bị hành kinh, cho nên khi việc hành kinh kết thúc, cơ thể bạn dần được ổn định, cảm giác đau đầu tự nhiên giảm dần.

Đau đầu trong thời kỳ kinh nguyệt khiến nhiều chị em mệt mỏi
Bên cạnh lý do này, cũng tồn tại các yếu tố khác khiến bạn bị đau đầu khi hành kinh. Đó chính là sự căng thẳng thần kinh trước chu kỳ kinh gây ra do những rối loạn nhất định về hệ thống trao đổi chất, sản sinh hormone…
Đặc biệt, gốc tự do và các hóa chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở não làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm, sản sinh chất gây giãn mạch làm tổn thương nội mạc mạch máu. Những cơ chế phức tạp này dẫn đến rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường gây nên cơn đau nửa đầu. Những triệu chứng này tuy không ảnh hưởng lớn đến tình hình sức khỏe nhưng lại gây ra những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cuộc sống của chị em.
Một lý do nữa khiến bạn thấy nhức đầu, chóng mặt, bủn rủn hoặc lạnh tay chân trong những ngày này là do bạn đang bị mất một lượng máu đáng kể trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây không phải là một bệnh lý nếu cơn đau diễn ra trong sức chịu đựng và mang tính chu kỳ.

Mẹo phòng ngừa và giảm đau đầu hiệu quả trong kỳ kinh nguyệt

Nắm bắt những thay đổi nhịp độ sinh lý tự nhiên của cơ thể để tự chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn giảm thiểu cảm giác đau đầu trong ngày hành kinh.
Sau đây là một số mẹo hay giúp bạn phòng ngừa và giảm đau đầu trong kỳ kinh nguyệt:
  • Ăn uống đủ chất, tăng cường rau xanh, thực phẩm bổ máu
Bạn nên tránh sử dụng các loại thức ăn uống có chứa các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, các thức uống có ga…trước và trong những ngày hành kinh. Bạn cần ăn uống đủ chất, đủ nước và ngủ đủ giấc. Một số thực phẩm có tác dụng bổ máu như thịt bò, ức gà, hạt bí ngô, gan, đậu phụ… sẽ tốt cho bạn trong những ngày này.

Chế độ dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất giúp bạn có sức khỏe lành mạnh
  • Mỗi ngày 30 phút đi bộ
Việc tập luyện thể dục thường xuyên nhưng không quá sức giúp phòng ngừa chứng đau đầu do khi tập luyện cơ thể bạn sẽ sản sinh ra một lượng hoạt chất giúp bạn duy trì sự tích cực, lạc quan trong suy nghĩ. Mỗi ngày nên duy trì 30 phút đi bộ nhẹ nhàng.
Bạn nên tránh các động tác quá sức và thời gian tập luyện quá dài trong thời gian “nhạy cảm” này.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, làm việc quá sức
Bạn nên tạo cho mình một lối sống thư giãn, thoái mái, không tự đầu độc mình bằng những suy nghĩ tiêu cực. Bởi điều này rất có hại cho hệ thần kinh dễ tổn thương của bạn. Tâm trạng vui vẻ sẽ loại bỏ được phần lớn tác nhân gây bệnh, tránh được trạng thái căng thẳng, hạn chế tăng sinh gốc tự do, loại bỏ sự ức chế thần kinh – vốn là nguyên nhân khiến các cơn đau đầu khi hành kinh tái phát.
Để chống trọi với cơn đau, bạn cũng nên nghỉ ngơi nhiều hơn trong những ngày này, kèm theo việc thưởng thức âm nhạc nhẹ nhàng. Thức khuya, làm việc quá sức… là những điều cấm kỵ trong thời gian hành kinh.
Bạn nên xem thêm đau đầu migraine để hiểu rõ về các chứng đau đầu.

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Cẩn trọng khi dùng thuốc ngủ

Dùng thuốc ngủ như thế nào là đúng và không gây hại cho cơ thể là vấn đề quan tâm của nhiều người. Đó có thể là một loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn. Các thuốc kê đơn thực sự nguy hiểm hơn bạn nghĩ. 

Phụ nữ chiếm 2/3 số người vào viện vì dùng thuốc ngủ không đúng cách.
Đây là kết quả một nghiên cứu mới của Cục Lạm dụng chất và Dịch vụ sức khỏe tinh thần, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ. Báo cáo chỉ ra rằng số lượng bệnh nhân đi cấp cứu vì quá liều zolpidem - một thành phần hoạt tính có trong một số loại thuốc ngủ kê đơn - đã tăng gần gấp đôi từ giữa năm 2005 tới năm 2010. Phụ nữ chiếm 2/3 số người vào viện.
Hình ảnh Những nguy hại khi dùng thuốc ngủ

Chính xác thuốc ngủ nguy hiểm như thế nào? 

Theo bác sĩ Carl Bazil ở ĐH Colmbia, người đã nhấn mạnh rằng các thuốc kê đơn thường mạnh hơn các thuốc không kê đơn, đúng là thuốc ngủ có thể giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nhưng chúng không phải là giải pháp lâu dài để chữa mất ngủ và có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách.
Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất là tác động của thuốc ở phụ nữ mạnh hơn trên nam giới. Bazil giải thích: “Phụ nữ có xu hướng chuyển hóa thuốc ngủ chậm hơn nam giới nhưng nhiều người trong đó có cả bác sĩ không biết điều này”. Năm 2013, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ đã giảm liều khuyến cáo cho phụ nữ từ 10 mg xuống 5 mg. Nhiều bác sĩ vẫn kê liều cao hơn cho phụ nữ, trong khi những phụ nữ khác có thể dùng đơn cũ hoặc lấy thuốc từ chồng. Khi họ dùng quá liều, hậu quả là rất lớn.
Một vấn đề lớn khác khi sử dụng thuốc ngủ là ảnh hưởng trong ngày hôm sau của thuốc. Trong khi thuốc được cho là hết tác dụng sau 8 giờ, tình trạng buồn ngủ có thể kéo dài lâu hơn nếu bạn dùng liều cao. Kết quả là nhiều người vẫn cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng khi họ lái xe đi làm và đó là mối đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn. Bazil nói: “Khả năng lái xe giảm là một trong những vấn đề lớn nhất do thuốc ngủ, vì nhiều người không nhận ra rằng họ vẫn chưa tỉnh táo”. Nói một cách khác, tình trạng này gần giống với lái xe khi say rượu ở chỗ bạn không có sự phán đoán tốt hoặc phản ứng nhanh, do vậy nguy cơ tai nạn tăng lên đáng kể.
Thuốc ngủ cũng có thể gây hại khi dùng kết hợp với các loại khác, cụ thể là rượu và các chất kích thích. Theo Bazil, nguyên nhân là sự kết hợp này làm tăng tác động của cả hai loại, vì vậy bạn sẽ bị mê man bởi cả thuốc và rượu hoặc chất kích thích. Điều đó có nghĩa là thuốc sẽ tác dụng lâu hơn, bạn sẽ cảm thấy lơ mơ, chuệch choạng khi thức giấc. Một kịch bản thậm chí còn cực đoan hơn là bạn sẽ cảm thấy tức thở nếu dùng liều cao hoặc 2 viên một lần và rất có thể phải đi cấp cứu.
Một tác hại nữa là thuốc ngủ cũng có thể khiến bạn có những hành động khác thường trong nhà nếu uống chúng khi chưa sẵn sàng đi ngủ. Hãy xem, thuốc ngủ mạnh sẽ hạ gục bạn ngay lập tức. Nhưng một lần nữa, nhiều người không nhận ra tác dụng của thuốc ngủ nhanh như thế nào, vì vậy họ uống một viên trước khi thực hiện một việc nào đó chỉ khoảng nửa giờ và hậu quả là có thể đưa ra những quyết định sai lầm. Brazil nói: “Nếu uống thuốc khi chưa đi ngủ, bạn có thể làm những việc lạ, thậm chí có thể là nguy hiểm mà bạn không thể nhớ”. Bạn có thể suy sụp, tự đốt cháy mình hoặc thậm chí có quan hệ tình dục nhiều nguy cơ.
Thuốc ngủ cũng có thể gây nghiện, may mắn là tình trạng này không phổ biến. Tác hại lâu dài này của thuốc ngủ kê đơn vẫn chưa được nghiên cứu, nguy cơ lớn là khi bạn ngừng sử dụng thuốc sau khi đã bị phụ thuộc vào chúng. “Nếu cơ thể quen với việc dùng thuốc ngủ, bạn sẽ thấy tồi tệ khi ngừng sử dụng thuốc vì cơ thể đã thích nghi. Điều đó có nghĩa bạn sẽ phải dùng nhiều hơn và thật khó để có thể ngủ tốt mà không có thuốc”.
Cuối cùng, điều quan trọng là bạn phải nhớ rằng về cơ bản, thuốc ngủ không giải quyết được vấn đề bị mất ngủ. Hãy nghĩ về chúng giống như một công cụ bổ trợ đưa giấc ngủ về đúng chu kỳ và tại một thời điểm nào đó bạn cần ngừng sử dụng nó. Để làm được điều này, Bazil khuyên bạn sử dụng chúng đúng một tháng (dưới sự giám sát của bác sĩ) để rèn lại giấc ngủ và sau đó ngừng sử dụng chúng hoàn toàn. Việc sử dụng như thế nào trong tháng đó tùy thuộc vào bạn. Một số người dùng chúng mỗi tối, trong khi những người khác dùng vài lần một tuần khi họ thực sự cảm thấy cần chúng.
Theo Womenshealthmag

Tác động ít ai biết của chứng mất ngủ

Ký ức giả
Một nghiên cứu từ Trường ĐH California tại Irvine (Mỹ) cho thấy khong ngu duoc làm tăng nguy cơ hình thành ký ức giả.
Theo đó, sau một đêm không ngủ, nhiều người tham gia thí nghiệm đã có dấu hiệu xuất hiện ký ức giả. Buổi sáng, họ được cho xem những hình ảnh và chi tiết giả. Sau một đêm thiếu ngủ, họ đã vô tình sáp nhập những ký ức giả mà sáng hôm đó được cho xem với những ký ức thật của mình.
Theo nhà nghiên cứu Steven Frenda, một phần “mã hoá” bộ nhớ của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ. Vì vậy, nếu thiếu ngủ, những hình ảnh và trải nghiệm dễ bị biến dạng sau một thời gian.
Kích động trong công việc


Thiếu ngủ, bạn có xu hướng nóng tính hơn trong công việc. Từ đó dẫn đến một số hành vi bất tuân trong văn phòng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những y tá ngủ ít hơn 6 giờ vào tối hôm trước có nhiều nguy cơ tham gia vào các hành vi lệch lạc trong công việc hơn, như làm lộ thông tin bí mật, cố ý làm chậm tiến trình công việc, gây tổn thương, nói xấu đồng nghiệp, làm việc riêng nhiều trong giờ làm… Nguyên nhân là do thiếu ngủ sẽ làm suy yếu khả năng tự điều chỉnh cảm xúc của bạn.

Giảm chất lượng và số lượng tinh trùng
Những người đàn ông rối loạn giấc ngủ, khó ngủ hoặc thiếu ngủ thường xuyên có lượng tinh trùng thấp hơn trung bình khoảng 25%. Thiếu ngủ còn làm giảm chất lượng tinh trùng. Nguyên nhân là do giấc ngủ có ảnh hưởng đến lượng testosterone của phái mạnh, từ đó gây tác động đến chất lượng cũng như số lượng tinh trùng.
Hiệu ứng “Beer goggles”
“Beer goggles” là hiệu ứng cảm thấy người khác giới đẹp và thu hút hơn khi đang trong trạng thái say. Theo nghiên cứu của Trường Cao đẳng Hendrix (Mỹ), bạn không cần say vẫn có thể trải nghiệm hiệu ứng “Beer goggles”.
Khi người đàn ông bị thiếu ngủ, họ cũng đánh giá hình ảnh phụ nữ hấp dẫn hơn so với khi đã ngủ đủ giấc. Hơn nữa, họ còn tiết lộ có ham muốn tình dục cao hơn khi mất ngủ.

Hơn nữa, tác hại của việc thức khuya
Ngủ muộn hoặc khó đi vào giấc ngủ là tình trạng chung gặp ở nhiều người và là một biểu hiện phổ biến của chứng mất ngủ. Hậu quả của gốc tự do là gây ra mất ngủ, thức khuya hay trằn trọc cả đêm. Điều đó dẫn đến hàng loạt hệ lụy cho sức khỏe như:
  • Hệ thần kinh: dễ cáu gắt, mất tập trung, kém nhạy bén, đau đầu, suy giảm trí nhớ
  • Rối loạn chuyển hóa: tăng cân (béo phì), tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch
  • Hệ tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa do chức năng co bóp của dạ dày, ruột bị suy giảm.
  • Hệ hô hấp: hụt hơi, khó thở, tức ngực.

Để cải thiện hơn việc khó ngủ mỗi ngày, chúng ta nên xem xét kỹ thuoc dieu tri benh mat ngu để lựa chọn phù hợp
Xem ngay những cách chữa bệnh mất ngủ đơn giản mang lại hiệu quả đáng kể.

Thói quen tôt để có 1 đêm ngon giấc

Nếu bạn cảm thấy khó ngủ ban đêm và mệt mỏi mỗi khi thức dậy vào sáng hôm sau, hãy học cách từ bỏ những thói quen không tốt và điều chỉnh giấc ngủ của mình, tặng độc giả vài câu thơ sưu tầm thư giãn

Muốn cho có giấc ngủ ngon/
Xin được góp ý bà con thế này/
---
Ăn uống ở mức bình thường/
Rèn luyện thân thể, tăng cường bắp cơ/
Nghĩ đến điều tốt từng giờ/
Nếu thấy căng thẳng,… làm thơ hết liền/
Ăn được, ngủ được là tiên/
Không ăn, không ngủ mất tiền thêm lo! 
Buổi tối là khoảng thời gian rất quan trọng để chuẩn bị cho giấc ngủ ngon. Bạn phải để tâm trí hoàn toàn thư giãn và quên đi những lo toan trong cuộc sống. 9 việc sau đây sẽ giúp bạn chống mất ngủ hiệu quả

1. Thay đổi thói quen ngủ dần dần
Thói quen ngủ không thể thay đổi ngay lập tức mà bạn hãy cố gắng thay đổi mỗi lần 15 phút. Bạn hãy để cơ thể có thời gian làm quen dần dần với thói quen ngủ mới. Mỗi ngày bạn hãy đi ngủ sớm hơn 15 phút cho đến khi bạn bạn đạt mục tiêu.
2. Bữa ăn nhẹ nhàng
Bạn không nên ăn quá no vào bữa tối để tránh rơi vào tình trạng khó ngủ. Hoặc thậm chí bạn có thể cảm thấy khó thức giấc vào sáng hôm sau. Hãy ăn bữa tối khoảng 4 – 5 tiếng trước khi đi ngủ và một bữa tối gọn nhẹ.
3. Hãy kiên nhẫn
Để trở thành thói quen, bạn cần kiên nhẫn tuân thủ thời gian biểu đã đặt ra trong một khoảng thời gian nhất định và liên tục. Nếu bạn đặt mục tiêu thức dậy vào 6 giờ mỗi sáng thì hãy thực hiện điều đó ngay cả vào cuối tuần để cơ thể nhanh chóng thích nghi với điều đó.

Xem ngay tác động khó đỡ của chứng mất ngủ
4. Tránh căn phòng quá sáng vào ban đêm
Bạn nên giữ cho căn phòng tối vào ban đêm và không bị quá sáng vào ban ngày để dễ đi vào giấc ngủ hơn và không bị mệt khi tỉnh dậy. Đồng hồ sinh học trong cơ thể cũng bị tác động bởi ánh sáng và bóng tối, vì vậy, hãy nhớ đóng cửa, kéo rèm, tắt đèn khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon mỗi đêm.
5. Tỉnh dậy nếu bạn không thể ngủ

Thay vì nằm trằn trọc suốt cả đêm, nếu không thể ngủ được thì bạn nên thức dậy. Hãy tranh thủ thời gian này để làm những việc còn bỏ dở mà ban ngày bạn chưa thể hoàn thành hoặc chưa có thời gian thực hiện. Bạn sẽ thấy rất mệt sau khi làm việc gì đó và nhanh chóng rơi vào cảm giác buồn ngủ.
6. Không tắt chuông báo thức
Chỉ cần nấn ná thêm 5 – 10 phút trên giường sẽ dẫn thành 20 – 30 phút và bạn sẽ bắt đầu một ngày muộn. Vì vậy, hãy đặt báo thức đúng giờ bạn cần dậy và tránh tắt chuông báo thức sau đó.
7. Nghỉ ngơi thư giãn trước khi ngủ
Bạn hãy tránh uống cà phê trước khi đi ngủ và tập thể dục trước khi đi ngủ ít nhất 5 tiếng để có một giấc ngủ ngon. Trong vòng 1 tiếng trước khi ngủ, hãy để tâm trí thư giãn, nghỉ ngơi và gạt bỏ mọi lo lắng. Bạn không nên suy nghĩ căng thẳng hoặc chơi điện tử, nghe nhạc hay lướt web bởi những hoạt động này sẽ khiến giấc ngủ của bạn sẽ không đến dễ dàng.
8.Tắt điện thoại

Điện thoại là "cuộc sống" của bạn, nhưng phải tránh xa chúng khi lên giường. Không nên chat hay đọc tin tức trước khi đi ngủ mà hãy để chế độ im lặng hoặc tắt máy, để đầu óc hoàn toàn thoải mái, như vậy bạn sẽ có giấc ngủ ngon hơn.
9. Tắm
Hãy tập thói quen này trước khi đi ngủ, bởi vì nước nóng có thể giúp các giác quan của bạn thư giãn hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tắm nước nóng giúp giảm căng thẳng. Do đó trước khi lên giường hãy tắm trong vòng 5 phút, sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.